Nghề Giáo

Thứ sáu - 14/11/2014 15:02
Ở Việt Nam, “tôn sư, trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền qua ngàn đời. Nó trở thành một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức và giá trị làm người của mỗi cá nhân. Truyền thống đó như một lớp trầm tích, như một dòng chảy âm thầm mà mãnh liệt, có đôi khi bị khuất lấp nhưng chưa bao giờ vơi cạn.
10410163 671192229666301 833992152661234520 n 1
10410163 671192229666301 833992152661234520 n 1

Nghề dạy học luôn là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý: Dạy con trẻ thành người! Như lời Bác Hồ căn dặn:“Thầy giáo và học sinh phải thật thà. Sống thật, nói thật, làm thật để cống hiến thật sự, để lời nói đi đôi với việc làm, làm có ích cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho xã hội, cho chính bản thân mình”.

Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, dù theo thể chế chính trị nào, và dù là bất cứ ai, nắm giữ những trọng trách như thế nào, mỗi người đều đã từng được hưởng một nề giáo dục  nhất định. Trong tâm hồn của mỗi người, quãng thời gian cắp sách đến trường bao giờ cũng là quãng đời đẹp nhất, là một phần không thể thiếu của ký ức mà người ta không thể và cũng không muốn phủ nhận. Đương nhiên trong ký ức tươi đẹp đó luôn thấp thoáng bóng dáng của người thầy.

cô Hiếu đang giảng bài
cô Hiếu đang giảng bài

Ở Việt Nam, “tôn sư, trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền qua ngàn đời. Nó trở thành một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức và giá trị làm người của mỗi cá nhân. Truyền thống đó như  một lớp trầm tích, như một dòng chảy âm thầm mà mãnh liệt, có đôi khi bị khuất lấp nhưng chưa bao giờ vơi cạn.

Là một nhà giáo, hơn ai hết chúng tôi hiểu rất rõ sứ mệnh, trọng trách cao cả và không kém nhọc nhằn của mình. Nghề giáo là một nghề đặc biệt, bởi vì người thầy giáo tốt, người thầy giáo có thể lưu giữ được hình ảnh của mình trong ký ức của học trò, không những là người thầy phải giỏi nghề mà người thầy ấy còn phải dạy học trò bằng toàn bộ cuộc sống của mình. 

Chính vì vậy, áp lực của nghề nghiệp đối với chúng tôi là rất lớn. Khi viết đến  những dòng này, tôi lại nhớ đến hình ảnh của bố mẹ tôi, những nhà giáo trong thời kỳ bao cấp. Cứ nửa đêm bố mẹ tôi mới đem dậm đi bắt cua, bắt cá. 

Mẹ tôi lội dưới ao, bố cầm đèn đứng ở trên ở bờ. Cứ phải đúng nửa đêm, bởi lúc đó không có học sinh và cũng không ai có thể trông thấy. Lòng tự tôn và tự trọng của làm nghề giáo lớn đến nhường nào! Và hằng đêm, sau khi miệt mài bên những trang giáo án, mẹ tôi vẫn thường ngồi băm rau ké ánh đèn tôi học.

Tôi đâu biết vì mình để tay mẹ tôi đau. Sau này lớn khôn, lại theo nghiệp mẹ, ánh đèn ấy trong đêm vẫn thầm nhắc tôi, dù có khó khăn gian khổ đến mức nào, khi đã bước chân lên bục giảng, học sinh sẽ chỉ thấy những mắt cười!

Đổi lại, nghề giáo cũng có những niềm vui mà không phải nghề nào cũng có được. Như người nông dân gieo hạt để đợi những mùa vàng, chúng tôi có niềm vui khi dõi theo sự trưởng thành của những thế hệ học trò mà mình từng gắn bó. 

Bớt đi những ngây ngô, khờ dại, các em ngày một lớn khôn. Và đến một ngày các em có ích cho đời, và đến một ngày các em làm cha, làm mẹ, và đến một ngày các em trở về trường, tìm lại dấu chân xưa trên lối cũ để nói những lời tri ân với thầy cô, hỏi có đền đáp và niềm vui nào lớn hơn thế nữa?

Cũng có thể do mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, có rất nhiều học trò tôi chưa một lần trở lại trường xưa, nhưng tôi tin  những bài học làm người và hình ảnh ngôi trường thân thuộc là động lực để các em sống tốt, để trái tim các em biết yêu thương và biết thứ tha. 

Vậy nên, xét dưới một góc độ nào đó, chúng tôi phải cảm ơn các em, những học sinh thân yêu của chúng tôi. Chính các em đã giữ hộ chúng tôi những ký ức, thực hiện những ước mơ mà chúng tôi gửi gắm, làm cả những việc mà chúng tôi có thể chưa làm được.

Càng hiểu hơn những trọng trách của mình trước xã hội, trước số phận mỗi con người, chúng tôi , những giáo viên đang trực tiếp đứng lớp sẽ đem hết toàn bộ những tâm huyết mà mình đang có để phục vụ cho sự nghiệp trồng người. 

Còn rất nhiều những khó khăn thử thách đối với người thầy trong cơ chế thị trường. Đôi lúc chúng ta không khỏi muộn phiền, không khỏi mỏi mệt trước áp lực cuộc sống, trước nỗi lo cơm áo gạo tiền, chúng ta nản lòng trước tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp.

Đôi khi chúng ta thấy ẩn ức trước những tiêu cực mà xã hội đã mặc định cho nghành giáo dục. Nhưng sau tất cả những điều đó, chính ánh mắt của các em, nụ cười của các em sẽ là sức mạnh để chúng ta bước tiếp. Sau gần 20 năm được đứng trên bục giảng, nếu cho tôi chọn lại từ đầu, tôi vẫn đi trên con đường tôi đã bước.  

Thầm cảm ơn cuộc đời này đã đem đến cho những người làm  nghề dạy học chúng tôi niềm hạnh phúc to lớn đến dường kia!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay120
  • Tháng hiện tại32,400
  • Tổng lượt truy cập1,551,239
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây