Giúp con chăm học bài

Thứ năm - 27/10/2016 08:23
Không nhắc học hành, không giảng bài cho con, lại là cách rất hay cha mẹ trị "bệnh" lười học của con.
Giúp con chăm học bài

Cha mẹ hẳn vô cùng sốt ruột khi con cứ lượn lờ như đèn cù trong nhà chỉ để trốn duy nhất một việc: Học. Tuy nhiên người lớn phải suy nghĩ cho kỹ, người đang bị ép học khổ sở là lũ trẻ, chúng khổ thế nào chỉ chúng hiểu, nên đừng chụp mũ rằng bọn trẻ hư, hãy cùng phân tích thử xem.

Học, đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp, là hoàn tất các công việc được giao ở trên lớp. Học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do, thoải mái. Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho. Vì vậy, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm.

Chưa kể trẻ có nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh. Có bé thích toán, có bé ham lý, hóa. Vì thế hãy theo sát con để tìm hiểu khẩu vị của chúng. Tuy nhiên khẩu vị có thể thay đổi. Lúc tiểu học, con tôi rất thích toán và học toán rất tốt. Lên cấp 2, nó vào lớp chọn văn và thấy môn văn đột ngột hấp dẫn.

Sau khi tìm hiểu khẩu vị của con, chúng ta bàn đến việc làm sao để con tự giác học. Việc này chắc chắn cần tiến hành từ lớp một. Nếu bé đã lỡ qua lớp một thì giải quyết ở lớp khác cũng được mà. Cha mẹ có thể dựa vào tình trạng bệnh lười các cấp để xử lý. Cấp độ siêu nhẹ bao gồm các học sinh lớp 1 hoặc 2: Các bé chưa hiểu rõ được nhiệm vụ cũng như quyền lợi mà bố mẹ ban tặng cho chúng, đó là học. Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục các bạn ấy bằng cách

- Không nhắc con học. Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc nó không học đâu. Đúng, không nhắc nó sẽ không học. Tuy nhiên, việc học là việc của chúng, không phải của ta, nếu nhắc thì sau này trẻ cứ chờ ta nhắc rồi nó mới học. Do đó nó sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ nên bố mẹ mới sốt sắng đến thế chứ. Tôi từng chứng kiến một cậu bé, khi bố mẹ không cho sử dụng điện thoại đã quắc mắt lên quát: "Nếu vậy thì con không học nữa". Ý chừng của nó là: “Bố mẹ có muốn con học thì đưa điện thoại đây. Con đã học cho bố mẹ vui còn gì”

- Luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập. Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

- Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô la. Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng, nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị.

- Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách. Nghĩa là khi con bị cô mách, bố mẹ hãy phạt, đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

- Phạt nhưng đừng nhắc đi nhắc lại những tội lỗi của con. Chả đứa nào chịu nổi cảnh bị nhắc như thế đâu.

- Khi con kiếm được một lời khen ngợi của cô, hãy hùa vào khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho trẻ phấn đấu hơn nữa. 

- Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con. Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con, chứ đừng khen ngợi điểm số. Cách khen này sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

- Đừng thưởng. Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Khi xác định đó là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn so với việc của người khác.

- Không giảng bài cho con. Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau vì ít cha mẹ đủ kiên nhẫn và dịu dàng khi học kèm cùng con. Học là việc của con, nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi, con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu một chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua.

Có nhiều cách để bổ sung bởi vì giáo dục Việt Nam theo vòng xoáy trôn ốc, bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con. Hơn nữa, cách giảng bài của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con, đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con và con sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương
Giảng viên khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay824
  • Tháng hiện tại17,838
  • Tổng lượt truy cập1,510,948
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây