Trẻ 6-8 tuổi hay thách thức cha mẹ

Chủ nhật - 26/10/2014 20:05
Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ đã qua giai đoạn hay nổi giận nhưng vẫn chưa thực sự dễ bảo. Nó có thể từ chối ăn tối khi mẹ gọi, phớt lờ khi được yêu cầu nhặt tất lên và trả lời cáu kỉnh khi mẹ yêu cầu cư xử tử tế.
thachthuc
thachthuc

Bạn đừng thất vọng, đó là do các bé ở lứa tuổi này đang muốn thử nghiệm các chỉ dẫn và mong đợi của người lớn. Khi thách thức, bé đang tìm cách tự đòi quyền lợi. Khi trưởng thành và hiểu về thế giới xung quanh nhiều hơn, bé sẽ có quan điểm riêng về các mối quan hệ và các nguyên tắc (hoặc chấp nhận quan điểm của bạn bè). Do đó, bạn đừng ngạc nhiên khi bé cố gắng tự đòi quyền lợi bằng cách thách thức bạn và những lời chỉ dẫn của bạn. Bé có thể giả vờ không nghe thấy bố mẹ nói hoặc đáp ứng các yêu cầu rất chậm chạp.

Bạn có thể làm gì?

Thông cảm: Khi bạn bảo con đi ăn cơm, bé hét lên “Không!” và cáu kỉnh khi bạn mang nó vào bàn ăn. Lúc đó, bạn hãy cố gắng đặt mình vào quan điểm của bé. Nếu bé đang chơi với một người bạn thân, hãy bảo với bé rằng quả là khó khăn khi phải bỏ dở cuộc chơi, nhưng bây giờ đã đến giờ ăn. Điều này giúp bé nhận thấy bạn luôn ở bên cạnh nó. Cố gắng đừng nổi giận, mà hãy tỏ ra ân cần nhưng cương quyết mang bé về khi cần thiết.

Đặt ra các giới hạn: Các bé ở lứa tuổi tiểu học cần và muốn có các giới hạn. Nhưng con bạn cần biết các giới hạn đó là gì. Bạn hãy giải thích các nguyên tắc rõ ràng “Con không được gọi điện thoại khi không được phép” hoặc “Con cần phải đi vào ngay khi mẹ gọi con.” Nếu trẻ không tôn trọng các nguyên tắc, hãy tranh luận về nguyên tắc đó. Có lẽ môn toán quá khó đối với bé nên bé không chịu làm bài tập về nhà. Trong trường hợp đó, bạn hãy thử cho bé chơi một trò chơi toán học. Hoặc nếu bé không thích đi vào ngay khi bạn gọi, có thể do nó không đủ thời gian chơi tự do. Khi bé biết rằng bạn giúp bé giải quyết vấn đề, nó sẽ ít thách thức bạn hơn.

Ủng hộ hành vi tốt: Mặc dù bạn thường nổi giận và mắng con khi bé thách thức, nhưng hãy cố gắng kiềm chế. Khi con bạn cư xử tồi, nó cũng thấy mình sai. Do đó, bạn đừng làm cho bé cảm thấy tồi tệ hơn. Điều đó có thể khiến bé cư xử tiêu cực hơn.

Thay vì “bắt” các hành động sai, bạn hãy “bắt” các hành động đúng của bé, và khuyến khích khi bé cư xử tốt. Bạn hãy nhớ rằng khép con bạn vào khuôn phép không có nghĩa là điều khiển bé, mà là dạy bé cách tự điều khiển bản thân. Trừng phạt sẽ khiến bé hành động theo ý bạn, nhưng đó là do sợ hãi. Tốt hơn là bạn nên dạy bé cư xử đúng bởi vì bé muốn vậy; khi bé cư xử tốt thì nó sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Ngoài ra, khi bé vi phạm các nguyên tắc, bạn hãy cho bé biết rằng hành động đó sẽ để lại những hậu quả. Đừng trừng phạt mà hãy nói rõ ràng: “Nếu con chơi bóng trong nhà, thì chúng ta sẽ phải để bóng ở ngoài.”

Sử dụng phương pháp đình chỉ chơi theo cách tích cực: Khi con bạn bắt đầu thách thức vì muốn làm theo cách của mình, bạn hãy giúp bé bình tĩnh lại. Thay vì dùng phương pháp đình chỉ chơi (cho bé có thời gian suy nghĩ một mình ở một nơi đặc biệt) để trừng phạt, bạn hãy khuyến khích bé lui vào một góc phòng ngủ yêu thích hoặc một nơi tiện nghi trong phòng khách. Có thể bé tự thiết kế một nơi để ngồi suy nghĩ mỗi khi giận, với một chiếc gối to, một chiếc chăn mềm mại hoặc một vài quyển sách yêu thích. Nếu bé từ chối đến nơi đó, bạn hãy đề nghị đi cùng con và nói một vài câu. Nếu bé vẫn từ chối, bạn hãy để bé ở đó và đi ra ngoài. Không những bạn đã nêu một tấm gương tốt về cư xử bình tĩnh mà bạn còn có thời gian nghỉ ngơi. Khi cả bạn và bé cảm thấy thoải mái hơn, hãy nói chuyện với nó về cách cư xử phù hợp.

Trao quyền cho con bạn: Cố gắng tạo cơ hội để con bạn tự hào với khả năng độc lập của mình. Để bé lựa chọn quần áo (miễn là quần áo đó sạch và không rách) hoặc chọn một trong hai loại rau. Khi bạn để con lựa chọn tức là bạn đã tôn trọng bé và các nhu cầu của bé.

Còn có một cách khác để giúp con bạn cảm thấy tự do hơn, đó là nói những việc bé có thể làm thay vì những việc bé không thể làm. Ví dụ, thay vì nói “Không! Con không được đá bóng trong nhà’, bạn hãy nói “Con có thể đá bóng ngoài sân.” Bé đã đủ lớn để hiểu lời giải thích của bạn, nên bạn cũng phải nói rõ lý do vì sao không đá bóng trong nhà.

Chấp nhận: Trước khi định ngăn cản bé làm một việc gì đó, bạn hãy tự hỏi là điều đó có nên không; ví dụ, khi con bạn muốn mặc áo sơ mi màu xanh lá cây với quần soóc màu da cam thì bạn có cần ngăn cản bé không. Đôi khi mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nhìn theo cách khác, như khi bé quên không chải đầu, hoặc cất nhiều quần áo sạch dưới giường thay vì cất vào tủ.

Thỏa hiệp: Tránh những tình huống kích thích con bạn thách thức. Nếu một người bạn nào đó gần đây mới gây sự với bé, bạn hãy mời một bạn cùng lớp khác. Nếu bé ghét ai chạm vào bộ sưu tập Pokémon của mình, hãy cất bộ đó đi trước khi bạn ấy đến chơi. Nếu đột nhiên bạn gặp phải một tình huống khó xử, hãy cố gắng “đương đầu” với bé. Ví dụ, khi bé đuổi con mèo, bạn có thể bảo bé “Con không được đuổi con mèo nhưng có có thể cho mèo ăn.”

Tôn trọng lứa tuổi và giai đoạn phát triển của con bạn: Khi yêu cầu con dọn giường và nhà tắm, bạn phải chắc chắn là bé biết làm công việc đó. Cố gắng dành thời gian hướng dẫn bé làm các nhiệm vụ mới, và làm cùng với bé cho đến khi nó thành thạo. Đôi khi bé thách thức bạn chỉ vì công việc đó quá khó.

Cuối cùng, bạn hãy tôn trọng thế giới riêng tư của bé. Khi bé đang chơi vui, thay vì bắt dừng lại ngay để làm một việc gì đó, bạn hãy cho bé một vài phút để chuyển hướng. Chẳng hạn: “5 phút nữa chúng ta sẽ ăn cơm, do đó con hãy nhanh chóng kết thúc trò chơi và đi dọn bàn ăn.” Có thể bé sẽ không vui vẻ, thậm chí còn càu nhàu nữa. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn và nhất quán, bé sẽ hiểu rằng nó sẽ không có những thứ mình muốn nếu bé thách thức bố mẹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,190
  • Tháng hiện tại44,599
  • Tổng lượt truy cập1,563,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây