6 bước giúp trẻ phát triển tư duy biện luận

Thứ ba - 29/03/2016 09:20

6 bước giúp trẻ phát triển tư duy biện luận

Tư duy biện luận là kỹ năng cần thiết cho trẻ em (và người lớn) để học cách giải quyết vấn đề. Điều này bao gồm việc phân tích và đánh giá thông tin được cung cấp. Cốt lõi của tư duy biện luận là phản ứng lại với thông tin chứ không chỉ chấp nhận nó. Điều này là một phần của tư duy toán học, khoa học, lịch sử, kinh tế và triết học, tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển tư duy biện luận bằng 6 bước sau đây:

1. Quan sát và rút ra kết luận

Khi trẻ bắt đầu quan sát chi tiết về một đối tượng, chúng có thể rút ra kết luận hay phán xét dựa trên những quan sát đó.

Khi trẻ đặt câu hỏi "Tại sao?". Hỏi lại "Thế con nghĩ là tại sao?” để khuyến khích trẻ đưa ra kết luận của riêng mình. Qua đó giúp trẻ phát triển tư duy và khởi đầu kỹ năng quan sát logic rất hữu ích và cần thiết trong suốt cuộc đời các bé.

2. So sánh và tương phản

So sánh và tương phản đồ vật là một cách giúp trẻ phát triển tư duy biện luận. Điều này cho phép trẻ nhận ra đồ vật giống và khác nhau ở những điểm nào, giúp chúng phân tích và phân loại thông tin.

 Một ví dụ đơn giản là để con so sánh một quả táo và một quả cam. Để các bé mô tả chúng giống và khác nhau ở những điểm nào.

3. Thảo luận và phân tích

Bảo con kể lại câu chuyện bạn đã kể. Bằng cách này bạn giúp trẻ phát triển tư duy biện luận vì các bé phải tóm tắt lại sự kiện bằng ngôn ngữ của mình chứ không đơn thuần là trả lời câu hỏi.

Đặt câu hỏi mà không có câu trả lời trực tiếp trong câu chuyện. Điều này làm cho trẻ em suy luận và rút ra kết luận của riêng mình dựa trên hiểu biết của chúng về câu chuyện. VD: “Con nghĩ vì sao nhân vật A lại làm việc đó?” hay “con nghĩ tác giả muốn nói gì qua điều đó?”

4. Học cách hợp tác

Cho các bé học chung, chơi cung giúp trẻ phát triển tư duy biện chứng khi chúng chia sẻ ý kiến và học hỏi lẫn nhau.
Khuyến khích các em đọc truyện với nhau và chia sẻ những ý kiến của chúng về câu chuyện. Điều này có thể châm ngòi cho một cuộc tranh luận lành mạnh giữa các bé khi chúng phải bảo vệ ý kiến ​​của mình .

5. Kể chuyện không có cái kết

Kể một câu chuyện mà không có kết thúc và yêu cầu trẻ kết thúc câu chuyện là một cách khác đểgiúp trẻ phát triển tư duy biện chứng và tổng hợp. Trẻ có thể sử dụng cái kết của nhiều câu chuyện khác nhau, “biên tập” lại thành cái kết mới cho câu chuyện.

Trong khi kể chuyện, bạn có thể hỏi các bé “Các con nghĩ chuyện gì xảy ra tiếp theo?”

6. Thực hành phương pháp Socrates

Socrates nổi tiếng với phương pháp giảng dạy tư duy biện luận thông qua câu hỏi. Trẻ em bẩm sinh rất nhiều câu hỏi, hãy thử lật ngược tình thế và đặt câu hỏi cho các bé. Đặt câu hỏi để các bé phải ra sức bảo vệ quan điểm của mình về một chủ đề nào đó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy biện luận hiệu quả.

Nguồn tin: Phattrientuduy.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay210
  • Tháng hiện tại20,628
  • Tổng lượt truy cập1,513,738
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây