Vui chơi để phát triển khả năng toán học

Thứ năm - 03/11/2016 16:09
Trẻ em những năm đầu tiểu học vẫn phải dựa trên kỹ năng toán học cơ bản như cộng, trừ những phép tính hai chữ số, xem giờ và đếm tiền. Ngoài ra chúng còn học cách nhân, chia các số đơn giản và các phương pháp đo lường khác. Bạn có thể giúp con mình thực hiện thành thạo kỹ năng này một cách đơn giản qua những trò chơi. Muốn con mình yêu thích các con số và háo hức tìm hiểu, bạn tìm cách cho trẻ biết toán học là phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao cho chúng biết đây?
Vui chơi để phát triển khả năng toán học

  Học bằng thị giác

    Xác định trọng lượng của đồ vật trong nhà. Yêu cầu trẻ đoán trọng lượng của con mèo nhà bạn, quyển tự điển, ly nước. Rồi dùng cân để xác định lại trọng lượng thực của nó. Yêu cầu trẻ tự “tính” xem nó nặng bao nhiêu ký, hỏi xem nó nghĩ từng người trong nhà nặng bao nhiêu, làm sao để biết chính xác.

Yêu cầu trẻ đo cái tách, cái muỗng, cái chén và hướng dẫn khi nó thao tác, cách này dễ tạo cho trẻ khái niệm về thể tích, trọng lượng và tỷ lệ.

     Mua cho cháu chiếc đồng hồ có kim phút và kim giây. Biểu cháu nhìn đồng hồ và cho biết giờ. Tạo các tình huống như: ” Nếu bố về đến nhà lúc 6 giờ chiều, thì trẻ phải chờ bao nhiêu phút nữa?”, “Chạy xe đến trường học mất 5 phút, vậy còn bao nhiêu thời gian để đi đến đó trước khi trường đóng cửa lúc 9 giờ sáng?”…

     Dùng kẹo có nhiều màu để dạy cách chia tỷ lệ. Nói cháu đếm số kẹo trong bịch rồi phân loại theo từng màu. Ðếm số kẹo màu xanh để xem tỷ lệ chúng so với số kẹo màu đỏ là bao nhiêu. Xác định những màu khác cũng bằng cách này, rồi cho cháu ăn số kẹo đó tùy thích.
Học bằng thể lực

     Chơi thẻ, chia phe đánh trận và câu cá là những trò cổ điển củng cố kiến thức toán học cơ bản như nhiều hơn hay ít hơn hoặc phân loại theo nhóm.

     Dùng thước dây hoặc thước cây để đo chiều cao của từng người trong nhà. Ðể cháu xem cộng lại các số đo đó tất cả cao bao nhiêu. Ðây là cách thuận lợi để tập cộng hai chữ số.

     Học mà chơi:

     Chơi nấu ăn: Đưa cho trẻ khoảng 20 – 40 ngàn đồng và nhờ nó xắp xếp nấu bữa tối cho cả nhà. Nếu nó chi vượt quá số tiền đó thì nó phải tính toán thế nào, nếu còn dư tiền thì phải mua thêm cái gì… rồi bạn dẫn trẻ ra chợ mua đồ. Hãy xem cách tính toán của nó có phù hợp với tổng giá trị thực hay không.   Khoảng vài ngày cho cháu làm lại trò này, trẻ em sẽ rất thích vì chúng thấy đó là việc nghiêm túc, quan trọng “như người lớn”.

     Chơi đoán số: Khi cháu đã nhuần nhuyễn với các trò dễ, khuyến khích cháu bằng những trò khó hơn. Bảo trẻ nghĩ ra một con số trong khoảng từ 1 đến 100. thử đoán con số đó bằng cách hỏi xem “số đó lớn hơn 50 phải không?”, “số đó nằm trong khoảng 35 -55 phải không?…” rồi chuyển sang bắt trẻ tự đoán số.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay899
  • Tháng hiện tại1,860
  • Tổng lượt truy cập1,307,517
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây