Vì chưa thành nếp nên trẻ thường hay quên vì vậy người lớn phải nhắc đi nhắc lại hàng ngày nhiều lần trẻ mới thành thói quen được. Hầu hết trẻ khi mới tập viết đều co rúm người lại, người cong vẹo sang một bên, ghì bút thái quá và khoảng cách giữa sách vở và mặt lại quá gần. Chỉ cần cha mẹ hoặc cô giáo lơ đi một chút là trẻ thành thói quen không tốt, sau rất khó sửa. Thói quen này ảnh hưởng rất xấu tới thị lực và cột sống của trẻ. Theo các chuyên gia giáo dục: Điều quan trọng trong việc rèn viết ban đầu cho trẻ không phải là vở sạch chữ đẹp mà là kỹ năng cầm bút, thả lỏng cổ tay, không căng cứng toàn thân, ngồi viết đúng tư thế, để sách thẳng, đầu ngẩng cao. Trong khi hướng dẫn con học bài, cha mẹ phải yêu cầu trẻ tự chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, sách vở theo thời khóa biểu cho ngày hôm sau. Khi trẻ chưa biết đọc, các phụ huynh nên đọc tên các loại sách vở, kèm theo các tiết học hàng ngày để trẻ dần ghi khắc các khái niệm và loại công việc sẽ phải thực hiện trên lớp. Dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen giờ nào việc nấy, tuân thủ các yêu cầu giờ học, tập trung chú ý lắng nghe theo lời cô dặn. Bạn cũng giúp bé xếp lịch cụ thể những việc cần làm mỗi buổi tối... và nhớ đừng làm hộ mà để con tự làm thì bé sẽ có ý thức tốt hơn. Do mới chuyển từ môi trường mẫu giáo chơi là chính, vì vậy cha mẹ cũng nên linh hoạt xen kẽ những hoạt động vui chơi, có tính chất nghỉ ngơi, thư giãn giữa khoảng thời gian học. Tốt nhất là những trò chơi thư giãn này cùng mang nội dung bài học. Để tạo hứng thú cho trẻ, cha mẹ có thể cùng chơi với con những trò chơi học tập, giúp trẻ làm quen với các con số, chữ viết, nhận biết các ký hiệu toán học.
Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em, với môn toán, bạn không nên dạy trẻ học vẹt như kiểu biết đếm từ 1 đến 10 mà giúp trẻ hiểu bản chất của số, hiểu các biểu tượng, các ký hiệu toán học. Vì dụ, để giúp con hiểu các con số, cha mẹ có thể đưa ra các hình ảnh cụ thể những cái kẹo, quả táo để tạo ra những phép tính cho con nhận thức được dễ dàng.... Bố mẹ hãy biến các hoạt động này thành trò chơi thi đố.... để tăng hứng thú, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, giàu tương tác, tăng hiệu quả. Với môn tiếng Việt, để giúp con nắm quy tắc ghép vần, học đọc, cha mẹ đố trẻ những câu đố về cách ghép vần: ghép vần ay (a-y-ay), ghép các âm đầu khác nhau với một vần và thanh điệu hoặc một âm đầu với các vần khác nhau để tạo từ khác nhau (ví dụ: t-ay-tay; b-ay-bay; mua-múa....). Tương tự là cách lắp ráp các chữ cái thành nhiều từ nhất và một nhóm từ thành nhiều nhất các câu. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thật tốt trong giai đoạn này, cha mẹ nên cùng con sưu tầm câu truyện cổ tích, mẩu chuyện vui giàu cảm xúc, triết lý giáo dục, tập kể chuyện tự do, vận dụng những từ vừa học.... kể thành câu chuyện. Trẻ sẽ nhanh chóng làm chủ khả năng đọc trong khoảng thời gian từ hai tháng rưỡi đến ba tháng. Nếu giáo viên và bố mẹ biết phương pháp dạy học kích hoạt tất cả các giác quan và làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, thích thú.
Theo nghiên cứ thì kỹ năng tập viết đối với trẻ bước vào đầu lớp một là khó khăn nhất. Nguyên do là bàn tay của trẻ chưa làm quen với việc cầm bút, các thao tác đưa bút lên xuống còn ngượng ngùng vì vậy thầy cô và cha mẹ cũng cần kiên trì và nên chuyển đổi linh hoạt giữa các môn học. Khi mới tập viết trẻ nên tập trung khoảng thời gian 30 phút là vừa. Bắt đầu là từ các nét cơ bản sau đó mới luyện sáng viết các con chữ.
Điều lưu ý là cha mẹ cũng không nên chỉ chăm chăm gò con học toán, học chữ mà nên khuyến khích con tham gia các hoạt động khác như âm nhạc, vẽ, kể chuyện, đàn, múa, võ.... hoặc tham gia vào những câu lạc bộ tiếng Anh nếu có thể. Các bậc phụ huynh phải lưu ý nguyên tắc: bất cứ một hoạt động gì mà bạn muốn cho con tham gia thì nên hỏi ý kiến xem con có thích thú không và phải kiểm tra xem các hoạt động đó có quá tải với trẻ không. Và cần nhất là phải giúp con từng bước mạnh dạn và tự tin khi đến trường.
Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành: 13/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành: 31/01/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Chúng tôi trên mạng xã hội