Cô giáo tiểu học “gạch đầu dòng” hành trang cho trẻ vào lớp 1

Thứ hai - 19/03/2018 15:45
Vừa mới nghỉ hè được vài ngày, các phụ huynh lại tất tả tìm nơi gửi cho con học thêm. Đối tượng mà ba mẹ quan tâm nhất là các em năm nay vào lớp 1. Theo lý giải của phụ huynh: “Cho con biết đọc, biết viết sớm vào năm học đỡ thua thiệt với bạn bè”.
Thế rồi các bậc phụ huynh có con học trước, truyền kinh nghiệm cho những người đi sau…Có gia đình cho con học một buổi, nhưng nhiều gia đình lại gửi con cả ngày ở nhà cô.
Cô giáo tiểu học “gạch đầu dòng” hành trang cho trẻ vào lớp 1

Chỉ khổ cho các em không được hưởng một mùa hè đúng nghĩa mà phải lao vào học miệt mài ngày này qua ngày khác.

Liệu những trẻ em được học trước, vào năm học có thật sự giỏi hơn các bạn?

Cô giáo Hà Thị Tuyết sẽ trả lời câu hỏi này.

Trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1
 

Cha mẹ của trẻ cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ; trang bị cho trẻ những kỹ năng tự lập để trẻ tự tin và nhanh chóng hòa nhập với việc học tập ở trường tiểu học.

Số này chiếm khoảng một phần ba số lượng học sinh của lớp. Do được học trước, các em đã đọc tương đối thông, viết cũng thành thạo. Vào lớp, cô đang  hướng dẫn các bạn đánh vần thì các em đã đọc ro ro.

“Nhưng khi viết, dạy những em chưa biết gì khỏe hơn nhiều những em đã biết viết” một giáo viên lớp một lâu năm chia sẻ.

Bởi do các em được ba mẹ gửi học thêm cho nhiều đối tượng dạy như có em học với giáo viên mẫu giáo, em học với cô giáo cấp hai, em học với mấy chị vừa thi xong đại học, có em học với thầy cô chưa bao giờ dạy lớp một…

Thao tác viết, cách cầm bút, điểm đặt bút, dừng bút, cách đưa nét hất, khoảng cách các con chữ, cách đặt dấu thanh hay độ cao, độ rộng…không phải ai cũng nắm chắc. Nhiều em biết viết nhưng viết sai, giáo viên phải sửa cho những đối tượng này mệt hơn nhiều vì đã trở thành thói quen rất khó sửa.

Chưa nói đến việc vì nghĩ mình đã biết đọc, biết viết, các em lên lớp không chú ý học, ít nghe lời cô vì thế bài viết xấu, làm toán không cẩn thận nên sai sót nhiều.

Cô Loan một giáo viên có hơn 20 năm dạy lớp một nói: “Dù nhiều em được học trước nhưng chưa chắc đã học tốt hơn các bạn khác. Có thể chỉ vài tháng đầu tiên các em này có phần vượt trội nhưng qua vài tháng tiếp theo, sự chênh lệch không có nhiều nữa. Thực tế dạy tôi đã thấy nhiều”.

Trong thực tế giảng dạy, dù học sinh biết đọc, biết viết thì giáo viên cũng phải dạy theo quy trình quy định như đọc từng âm, từng vần, ghép từng tiếng, từng từ, từng ngữ rồi thành câu…

Phần lớn các chuyên gia, các thầy cô giáo không khuyên phụ huynh cho con học trước tuổi. Vậy chúng ta phải chuẩn bị gì làm hành trang tốt nhất cho con vào lớp một?

Nên chuẩn bị gì cho trẻ?

Không nên cho trẻ học trước chương trình nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho con trẻ một số kĩ năng cần thiết để trẻ tự tin hòa nhập vào môi trường mới.

Ở nhà, cha mẹ cần hướng dẫn cho con cách cầm bút sao cho chắc, cho trẻ tập tô, tập đồ, viết nét hất, nét cong…

Cho trẻ tập đếm bằng que tính, đố vui trẻ những bài toán đơn giản và cho tập làm quen dần với bảng chữ cái…
 

Riêng những em chậm phát triển, khả năng tiếp thu chậm thì cha mẹ có thể gửi con cho thầy cô dạy trước một thời gian. Còn những học sinh bình thường khác, chỉ cần nói cho con về môi trường mới bé sẽ học hoàn toàn khác ở trường mẫu giáo chơi nhiều hơn học. Các con sẽ học nhiều môn với nhiều thầy cô giáo khác…

Trang bị cho con một số kĩ năng cần thiết như tự tin trước đám đông, biết nói lời yêu cầu đề nghị, biết hợp tác với bạn trong học tập…

Có được điều này, vào năm học, trẻ ít bỡ ngỡ khi gặp toàn thầy cô và bạn mới.

Thực tế cho thấy nhiều học sinh ngày đầu mẹ dắt tới trường không chịu vào lớp, khóc, mè nheo. Có em bắt mẹ cứ đứng ngoài cửa sổ gần nửa tháng trời mới quen.

Tập cho con biết chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, biết sắp xếp gọn gàng đồ dùng sau khi học xong.

Nhất thiết phải cho con biết tự chăm sóc bản thân mình như tự mặc quần áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết lau chùi và rửa tay sạch sẽ…

Nhiều em ở nhà, luôn được cha mẹ làm thay mọi việc nên đến trường em không biết đi vệ sinh, không biết lau chùi và mặc quần áo. Không ít em đứng ở ngoài nhà vệ sinh khóc cho đến khi giáo viên thấy lâu vào lớp, đi tìm mới bắt gặp.

Đừng quá lo lắng việc con chưa biết đọc biết viết sẽ thua chúng bạn. Các bậc cha mẹ nên dạy con những kỹ năng cần thiết ấy để trẻ thích nghi với môi trường mới, nó sẽ có tác dụng hơn nhiều việc cho con học trước chương trình như hiện nay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay61
  • Tháng hiện tại19,657
  • Tổng lượt truy cập1,512,767
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây