11 phương pháp giúp con thông minh trong học tập

Thứ tư - 22/03/2017 08:01
Bé bước vào bậc tiểu học là một bước ngoặt mới của bé trong cuộc đời. Lần đầu tiên bé sẽ được làm quen với trường lớp, thầy cô, bạn bè, đồ dùng học tập và quan trọng là bé sẽ tiếp thu những kiến thức đầu đời làm nền tảng để bắt đầu cho những bậc học kế tiếp
11 phương pháp giúp con thông minh trong học tập

1. Tìm ra cách học tốt nhất với con

Để làm được điều này, cha mẹ hãy quan sát con khi bé học tập. Thử xem bé học tốt hơn khi được ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng anh/ chị/ em khác trong nhà. Ngoài ra, mẹ nên dạy con cách nghiên cứu bài tập theo các bước, ví dụ như:
– Ghi chú những điều cơ bản khi bé đọc một chương sách.
– Học theo bảng biểu và biểu đồ.
– Tóm tắt những gì bé đã học theo cách riêng của bé.

2. Tắt tivi

Bạn hãy thiết lập nguyên tắc sinh hoạt có lợi cho sự tập trung vào bài vở của con; chẳng hạn, thời gian học bài là thời gian không có tiếng tivi. Tiếng tivi có khả năng thu hút sự chú ý của bé bất cứ lúc nào chứ không chỉ riêng những đoạn quảng cáo mới có sức hút.

3. Hướng dẫn con lập kế hoạch học tập

Thói quen này mẹ nên hướng dẫn con ngay từ khi bước vào Tiểu học. Mẹ hãy tạo cho con thời gian biểu làm bài tập ở nhà. Đặt một quyển lịch ở bàn học của bé và để bé tự đánh dấu những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành.

Nếu bé chưa viết thành thạo, mẹ có thể làm giúp việc này cho con. Nhưng ngay sau khi bé đọc thông, viết thạo, bạn cần để bé tự làm.

Việc làm này sẽ giúp bé có ý thức học tập hơn và không bị cuống trong những thời điểm quan trọng như lúc thi học kỳ hay khi có bài kiểm tra.

4. Trang bị dụng cụ học tập cho con

Bé cần có đủ dụng cụ học tập như bút chì (bút mực), tẩy, sách, vở… Bạn có thể trao đổi với giáo viên, các bậc phụ huynh khác… để chọn mua dụng cụ học hợp lý cho bé.

5. Học nhiều không bằng học đều

Bạn cần sắp xếp việc nhà để có thời gian chăm chút đến việc học của con. Nếu bé được tan học sớm, bạn có thể động viên bé hoàn thành bài tập về nhà trước bữa cơm tối. Khoảng 15 phút làm bài một lần, bạn có thể cho bé nghỉ ngơi, kiểm tra và hỗ trợ quá trình làm bài cho con

6. Dạy bé kỹ năng đánh dấu thông tin quan trọng

Nhiều bé không biết tóm tắt ý chính của bài học, ý nào quan trọng hơn ý nào. Nhiều bé thích viết tất cả những gì thầy cô giáo đã dạy trên lớp. Vì thế, thông tin về bài học có thể lan man, không rõ ràng. Bạn có thể dạy bé viết những ghi chú quan trọng. Cách này hơi mất thời gian nhưng bé sẽ học được kiến thức theo cách sắp xếp riêng của bé.

7. Theo dõi dấu hiệu tâm lý của bé khi làm bài tập

Bạn không nên ép bé học tiếp khi bé đang tức giận hoặc buồn bã vì bài tập quá dài, quá khó. Bạn có thể chia đều phần bài để bé hoàn thành thay vì để con mệt mỏi với bài quá dài

8. Không làm bài hộ con

Bạn có thể kiểm tra kết quả bài tập toán sau khi bé đã hoàn thành. Nên nhớ, bạn cần để bé tự làm bài, tự suy nghĩ và chỉ giúp đỡ khi bé thật sự cần đến bạn. Thỉnh thoảng, bạn nên quan tâm đến con bằng cách đặt câu hỏi: “Kết quả bài kiểm tra toán của con thế nào?”, “Con đã có kết quả bài chính tả chưa?”…

9. Động viên con kịp thời

Bé cần được cha mẹ khuyến khích khi có ý thức học tập tốt. Đồng thời, bé cũng cần biết sự không hài lòng của cha mẹ nếu xao nhãng học hành. Tuy nhiên, nếu phê bình con, bạn cần đính kèm theo chỉ dẫn trực tiếp; chẳng hạn, thay vì quát: “Con viết chữ xấu thế” có thể nói: “Cô giáo sẽ không hiểu con viết gì nếu con viết thế này đâu”.

10. Liên lạc với thầy cô

Không nên bỏ qua những thắc mắc và lo lắng của bạn về con. Đừng ngần ngại liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để biết chuyện gì đang diễn ra ở lớp, ở trường. Trao đổi những thắc mắc và lo lắng của bạn trước khi điều không hay thật sự xảy ra là một phương thức hiệu quả giúp con thành công.

11. Làm gương cho con

Ghi nhớ rằng bạn phải tạo ra một tinh thần học tập đúng đắn. Khi bé biết bạn coi trọng việc học tập của chúng, bạn tôn trọng và biết ơn thầy cô của chúng, chúng sẽ nỗ lực hết mình.
Nếu bé thấy chính bạn tìm thấy niềm vui trong đọc sách, thấy bạn vận dụng được các kỹ năng và những gì học được vào thực tế, chúng sẽ nhận ra mối liên hệ giữa lý thuyết học được ở trường và cuộc sống hiện tại.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay693
  • Tháng hiện tại40,533
  • Tổng lượt truy cập1,559,372
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây