Khi nào dạy trẻ sử dụng internet
Khả năng sử dụng máy tính của trẻ có thể bắt đầu ngay từ khi lên 5, nhưng bạn chỉ nên bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với máy tính khi trẻ bắt đầu học tiểu học (tức là khi trẻ 6 tuổi).
Dạy trẻ đúng cách
- Ban đầu, bạn nên dạy trẻ cách tiếp xúc với máy vi tính thông qua việc tập đánh máy 10 ngón hoặc làm toán, vẽ tranh trên máy.
- Có thể giới thiệu cho trẻ một số trò chơi đơn giản, gần gũi với suy nghĩ của trẻ.
- Hạn chế đến mức tối đa việc trẻ tiếp xúc với các trò chơi có tính bạo lực cao hoặc gây kích thích thần kinh.
- Bạn nên hướng dẫn trẻ cách kết bạn qua mạng internet, chỉ cho trẻ thấy những việc hữu ích nên làm và những điều nên tránh.
- Đặc biệt, trẻ cần được hướng dẫn về việc không cung cấp thông tin cá nhân cho những người lạ mới nói chuyện một vài lần. Bởi đã có rất nhiều trẻ đã bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của mình.
- Bạn chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với máy tính có giới hạn, kiểm soát thời gian và các hoạt động của trẻ trên máy một cách chặt chẽ, định hướng cho trẻ sử dụng máy tính đúng mục đích học tập và giải trí lành mạnh.
- Thích hợp nhất là nên hướng trẻ vào niềm say mê một môn học nào đó cần sử dụng máy tính, để trẻ sử dụng nó vào mục đích học tập của mình.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải quan tâm đến thời gian ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ, tránh để trẻ vì quá mải mê mà quên mất thói quen sinh hoạt điều độ.
Không nên chủ quan
- Sự lơ là của bạn khiến nhiều trẻ trở thành con nghiện vi tính và sa đà vào những tệ nạn xã hội quá sớm từ những tác động tiêu cực của Internet.
- Hãy cho trẻ tiếp cận một cách từ từ để bạn có thể kiểm soát được. Những trang web mà trẻ tiếp cận nên có những hoạt động thú vị để trẻ không quan tâm đến những nội dung không lành mạnh trên internet.
- Thậm chí, kể cả những trò chơi lành mạnh, nhưng do sức hấp dẫn quá lớn cũng khiến những đứa trẻ không có đủ bản lĩnh để tự mình điều chỉnh, dẫn đến ham mê quá độ, hay còn gọi là “nghiện net”.
- Điều đáng lo ngại là nhiều phụ huynh biết rõ những cạm bẫy này, nhưng do quản lý không chặt, hoặc quá ít thời gian hay chủ quan nên đã để trẻ rơi vào đó lúc nào không hay.
Song hành cùng trẻ
- Không cần tẩy chay internet. Trò chơi sạch, kiến thức sạch, những trang web sạch là điều mà các bậc phụ huynh nên cho con tiếp cận và ngược lại, những trò chơi bạo lực, những kiến thức “dạy dỗ” xấu hay những trang web “đen” là điều mà chúng ta cần giúp trẻ tránh xa.
- Bạn không nên để kiến thức về mạng của mình bị thua kém con cái. Bạn phải hiểu chúng đang làm gì. Với trẻ, bạn nên ngồi cạnh chúng khi chúng dạo chơi trong internet.
- Bạn nên trao đổi thẳng thắn với trẻ tất cả mọi thứ liên quan đến thế giới ảo. Khuyến khích trẻ sử dụng internet tích cực. Nói chuyện cởi mở với trẻ về những thách thức của mạng, những tình huống khó khăn có thể phát sinh. Nêu ra vài cách giải quyết và đảm bảo rằng bạn sẽ luôn bên cạnh khi con bạn cần.
- Muốn giám sát được hoạt động trực tuyến, bạn phải hiểu được nguyện vọng riêng tư của trẻ. Việc kiểm soát chặt chẽ quá thường xuyên sẽ có tác động ngược lại.
- Bạn phải làm cho internet trở nên hữu dụng đối với hoạt động của gia đình và chú trọng vào mối quan hệ tin cậy với con cái bạn.
- Để trẻ không tự biến thành “nô lệ” của máy tính, bạn phải là người bạn gần gũi, chia sẻ với những tâm tư, tình cảm của trẻ.
- Theo dõi thường xuyên và nhận biết kịp thời những dấu hiệu của chứng bệnh “nghiện vi tính” để điều chỉnh.
Chú ý đảm bảo sức khỏe cho trẻ
- Việc trẻ ngồi tại chỗ liên miên và phải vận động tư duy quá lâu, khiến không ít trẻ đã sớm mắc những căn bệnh của giới văn phòng như: mệt mỏi, stress, khó thở… đặc biệt tỷ lệ học sinh mắc các bệnh về mắt đang tăng rất nhanh. Ngồi lì hàng giờ trước màn hình, thay các hoạt động chạy nhảy, vui chơi bên ngoài còn gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em.
- Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, bạn chỉ nên cho trẻ ngồi trước màn hình 1-2 giờ mỗi ngày. Hơn 2 tiếng mỗi ngày có thể khiến trẻ gia tăng nguy cơ gặp các vấn đều về tâm lý, nhiều hơn những trẻ khác tới 60%. Điều đáng nói là hoạt động thể lực không thể bù đắp cho những hậu quả tâm lý do thời gian ngồi trước màn hình máy tính.
- Trẻ cần có thời gian nghỉ ngắn, xen kẽ để giảm căng thẳng và giảm thời gian tiếp xúc liên tục với máy tính.
- Để máy tính ở phòng khách thay vì để ở phòng ngủ là một ý tưởng hay. Bạn cũng nên hướng để trẻ ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 45-70 cm.
- Máy tính là một công cụ hỗ trợ học tập, là một phương tiện giải trí hữu ích, nhưng bạn cũng nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất khác để rèn luyện sức khỏe và khám phá cuộc sống xung quanh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành: 13/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành: 31/01/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Chúng tôi trên mạng xã hội