Phương pháp kích thích trẻ đọc sách

Thứ sáu - 01/09/2017 09:13

Phương pháp kích thích trẻ đọc sách

Là giáo viên một trường tiểu học ở Hong Kong, Kris Gienger với kinh nghiệm của bản thân, đã đưa ra một số lời khuyên cho phụ huynh nhằm kích thích con đọc sách.
Bạn cần xem xét khía cạnh nào của việc đọc sách muốn cải thiện cho con. Đó có thể là kỹ năng đọc sách? Liệu con bạn có khả năng đọc tốt và phát âm đúng từ vựng mới? Bạn muốn con đọc nhiều loại sách? Có phải con bạn chỉ đọc truyện tranh hay tiểu thuyết ngôn tình? Hay bạn đang muốn con đọc tất cả cuốn sách mình đã đọc khi còn nhỏ để tìm hiểu thêm về lịch sử và đạo đức?

Một số tác phẩm kinh điển dạy chúng ta về những gì xảy ra và cách mọi người suy nghĩ, cảm nhận tại thời điểm đó. Chúng có thể giúp ta xem xét cách ta sống hiện tại và những lựa chọn ta đưa ra để có cuộc sống lành mạnh, an toàn. Ví dụ, nếu đọc cuốn sách đề cập đến than và ống khói ở nước Anh trước đây, trẻ có thể xem xét những gì hiện tại chúng ta biết về than ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng trẻ chỉ thu nhận được thông tin này từ các tác phẩm kinh điển khi có đủ kỹ năng.

Một số tác phẩm kinh điển được viết bằng ngôn ngữ gây khó hiểu cho trẻ. Cũng giống như ngôn ngữ của Kinh Thánh, các tác phẩm kinh điển áp dụng cấu trúc câu dài và phức tạp hơn, những từ khó và thậm chí cổ, và các tình huống hoàn toàn xa lạ với trẻ em hiện đại.

Khi trẻ biết đọc, có sự quan tâm mãnh liệt với bảo tàng và lịch sử, trẻ có thể có liên tưởng ngôi nhà cổ đã tham quan với ngôi nhà trong sách và hình dung được không gian trong sách thông qua các chuyến thăm.

Đừng vội vàng, hãy đọc sách cùng trẻ hay đọc cho trẻ nghe, trước hoặc trong chuyến thăm tới thành phố có trong sách. Tham gia vào một số hoạt động được đề cập trong sách, ví dụ nướng bánh mì hoặc lái chiếc tàu hơi nước cũ, để hỗ trợ việc đọc sách của trẻ và mang đến kết nối hữu hình hơn với quá khứ trong câu chuyện.

Hãy xem xét một phiên bản của cuốn sách theo phong cách trẻ quen thuộc hơn. Nếu trẻ thích truyện tranh, hãy tìm phiên bản truyện tranh của một vài tác phẩm kinh điển mà bạn nghĩ rằng trẻ có thể thích. Hãy làm trẻ tự đắm mình trong sách. Nếu bạn càng cố bắt làm, trẻ sẽ càng kháng cự.

Hãy cho trẻ tự lựa chọn loại sách cho mình và ủng hộ việc đọc của trẻ cho dù chọn loại nào. 

Trẻ có tự tin vào kỹ năng đọc của mình? Hãy xem những gì trẻ chọn để đọc. Nếu thấy có quá nhiều từ mình thực sự không biết, trẻ sẽ bắt đầu bối rối và mất mạch truyện. Điều này càng gây khó cho trẻ trong việc hiểu nghĩa của các từ mới.

Nếu trẻ có vấn đề trong kỹ năng đọc, hãy hỗ trợ việc phát triển ngữ âm và đưa trẻ đọc những cuốn dễ hơn. Hãy đọc một số cuốn sách với trẻ, có thể đọc cả cuốn hoặc chỉ những đoạn khó. Hãy cho trẻ cơ hội được nghe bạn đọc sách cho. Trẻ có thể thưởng thức câu chuyện của bạn mà không gặp khó khăn gì.

Mỗi khi bạn nghĩ một từ nào đó khó, hãy hỏi trẻ. Nếu trẻ không thể hiểu rõ ràng nghĩa của từ, hãy coi như vậy là trẻ không biết từ đó. Thậm chí khi biết nghĩa của từ trong một số tình huống, trẻ vẫn có thể bị mất mạch câu chuyện nếu không đưa được nghĩa của từ vào văn cảnh một cách dễ dàng.

Nếu trẻ không hiểu nghĩa của 5 đến 10 từ trên một trang sách, tùy thuộc vào độ dài của văn bản, cuốn sách có thể quá khó đọc với trẻ. Sau khi đọc một trang, hỏi trẻ xem những gì đang xảy ra trong sách. Hãy đóng sách lại và nghe trẻ kể lại.

Nếu trẻ thực sự không biết, câu chuyện đó quá khó với trẻ. Mở cuốn sách và để trẻ sử dụng công cụ nhắc bài khi kể lại câu chuyện. Cuốn sách có lẽ vẫn còn quá khó đọc nếu không có một sự cải thiện đáng kể. Hãy hỏi xem trẻ có muốn bạn đọc sách cho nghe hay để sau này đọc cuốn sách đó.

Mặc dù chúng ta mong muốn chia sẻ những khía cạnh trong tuổi thơ của mình với trẻ, nhưng nên nhớ rằng trẻ đang ở một thể giới rất khác. Trẻ có ít thời gian rảnh và có nhiều lựa chọn giải trí hơn. Các tác phẩm kinh điển là những câu chuyện hay mà mỗi bậc phụ huynh nên mang đến cho trẻ. Nhưng chúng ta cũng nên cho trẻ đọc những cuốn sách khác mà bạn bè trẻ đang đọc và muốn nói về, hay những cuốn sách liên quan đến phim ảnh hay trò chơi trẻ đang chơi.

Hãy liên tưởng các tác phẩm kinh điển với những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày hiện nay của trẻ, liên tưởng những hoạt động thực tế với những gì diễn ra trong sách và làm cho chúng trở nên sống động. Mang đến những phiên bản dễ đọc hơn, phiên bản phim, chuyển thể từ truyện tranh… cho trẻ. Hãy để trẻ chọn và khuyến khích việc đọc.

Khi trẻ sẵn sàng đọc các tác phẩm kinh điển, hãy đưa cho bé. Hỗ trợ trẻ và nhẹ nhàng hướng tới những tác phẩm bạn muốn con đọc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay215
  • Tháng hiện tại40,055
  • Tổng lượt truy cập1,558,894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây