Dạy con học toán Finger Math

Thứ tư - 04/10/2017 09:55
Thông thường các bé lên lớp 1 sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cộng trừ. Cha mẹ thường dạy con học đếm từ 1 tới 10 bằng 2 bàn tay, nhưng đếm tới 30, 40… 99 thì phải làm sao? Làm sao để giúp trẻ cộng, trừ thành thạo mà không cần nhớ nhiều, không sợ trẻ tốn quá nhiều thời gian làm các bài toán cộng trừ? Finger Math sẽ giúp trẻ không còn sợ các phép toán nữa.
Dạy con học toán Finger Math

FINGER MATH LÀ GÌ?

Phương pháp học toán Finger Math là phương pháp dùng 2 bàn tay để tính toán đã được các nước áp dụng dạy cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Canada…

Đối với phương pháp Finger Math, bé sẽ được học cách sử dụng kết hợp hình ảnh lên xuống đôi bàn tay và các con số để tính toán. Điểm khác biệt và độc đáo của phương pháp này là bình thường bé chỉ có thể đếm và cộng trừ trên bàn tay trong phạm vi 0-10, nhưng với phương pháp Finger Math, bé có thể đếm và cộng trừ đến hai con số (trong phạm vi từ 0-99). Việc bé thao tác tính toán bằng các ngón tay là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy sẽ giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng, giúp bé yêu thích môn toán, không còn sợ tính toán.

Tác dụng của phương pháp Finger Math còn nằm ở chỗ trẻ có thể cộng trừ liên tiếp nhiều số với nhau. Ví dụ 45 – 24 + 52 – 18 – 29 + 13. Miễn là kết quả giữa chúng nhỏ hơn 100. Kết quả cho được luôn chính xác, vì cách làm cực kì đơn giản và không hề đòi hỏi tư duy hơn mức bình thường ở trẻ. Có thể nói đây là phương pháp hiệu quả đối với tất cả các bé, đặc biệt là các bé chậm và yếu khi học toán.
 

PHƯƠNG PHÁP HỌC FINGER MATH

Nếu các bậc phụ huynh chịu khó mỗi ngày dành 1 giờ cùng trẻ chơi với hai bàn tay theo hướng dẫn dưới đây, thì thông thường khoảng hai tuần đối với các bé từ 6-8 tuổi sẽ cộng, trừ nhanh. Lúc ấy làm toán đối với các bé chính là trò chơi rất vui vẻ.

Đầu tiên các mẹ chỉ cho bé các số từ 1 đến 9 thôi. Vì các số này nằm ở trên một bàn tay phải. Và quy định hàng đơn vị nằm ở tay phải, hàng chục nằm ở bàn tay trái. Cụ thể số 1 là ngón trỏ tay phải, số 2 là ngón giữa tay phải, số 3 là ngón nhẫn tay phải, số 4 là ngón út tay phải, số 5 là ngón cái tay phải. Sau đó, tiếp tục chỉ cho bé, số 6 là ngón cái và ngón trỏ tay phải, số 7 là ngón cái và ngón giữa tay phải, số 8 là ngón cái và ngón nhẫn tay phải và số 9 là ngón tay cái và ngón út tay phải. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 các bé phải năm các ngón tay 1,2,3,4 lại.

Khi bé đã thuần thục đếm số trong phạm vi mười, các mẹ dạy bé đếm trong phạm vi 100. Gần như trên, tay trái là hàng chục: 10 là ngón trỏ tay trái, 20 là ngón giữa tay trái…. đến 50 là ngón cái tay trái. Đến 60 lại là ngón cái và ngón trỏ tay trái… tương tự đến 90 là ngón tay cái và ngón út tay trái.

Khoảng 2 – 4 ngày các bé sẽ xoè ra được các số từ 1 – 99. Để ý rằng các bé sẽ học Finger Math rất nhanh nếu cha mẹ biết cách biến chuyện học các ngón tay thành trò chơi và đố bé thường xuyên. Trẻ em rất thích chơi đố. Nếu cha mẹ chỉ cho hai bé cùng lúc thì hiệu quả sẽ tăng lên rõ rệt.

Cách tính bằng phương pháp Finger Math này khá chính xác và đơn giản, học sinh không cần quá thông minh cũng có thể làm được bài tập. Vì thế chương trình Toán Finger Math là cơ hội cho tất cả học sinh học toán, đặc biệt là học sinh yếu và chậm môn toán.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay265
  • Tháng hiện tại19,861
  • Tổng lượt truy cập1,512,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây