Top 7 phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực nhất ở tiểu học, THCS

Thứ tư - 15/03/2017 08:55
Để trở thành một người giáo viên giỏi ngoài kiến thức, giáo viên còn cần trang bị cho mình những kĩ năng tốt, phương pháp tốt để truyền đạt cho học sinh. Việc tìm ra các phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả được dựa trên sự nghiên cứu khoa học của các nhà làm giáo dục. Dưới đây là một số phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Cô Ánh Tuyết-khối trưởng khối 1 đang giảng bài cho học sinh
Cô Ánh Tuyết-khối trưởng khối 1 đang giảng bài cho học sinh

1.Dạy học theo nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học và học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian cho trước và tự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả của nhóm sẽ được trình bày trước lớp.
+ 10 tiêu chí để thành lập nhóm: 
- Nhóm gồm những người tự nguyện, có cùng hứng thú với nhau.
- Các nhóm ngẫu nhiên bằng cách gọi theo danh sách hoặc đếm số thứ tự.
- Nhóm ghép hình phân chia bằng cách ghép 1 bức tranh hoặc tờ giấy lại.
- Các nhóm có chung đặc điểm là sinh theo tháng hoặc cùng ngày.
- Nhóm cố định trong một thời gian dài
- Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu.
- Phân chia theo năng lực học tập.
- Phân chia theo dạng học tập.
- Nhóm với các bài tập khác nhau.
- Phân chia học sinh nam, học sinh nữ.
+ Tiến trình dạy học nhóm có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Làm việc nhóm: gồm các bước chuẩn bị, lập kế hoạch làm việc, thỏa thuận quy tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo.
- Trình bày kết quả và đánh giá, nhận xét.
+ Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm là: 
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội.
- Tăng cường sự tự tin cho học sinh.
- Tạo khả năng dạy học phân hóa.
- Hiệu quả học tập cao.
+ Nhược điểm của phương pháp:
- Đòi hỏi nhiều thời gian
- Nhiều khi kết quả mang lại không như mong muốn
- Lớp ồn

2.Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhận thức và tư duy của con người. Mục đích của phương pháp này là giúp rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Tiến hành theo 3 bước như sau:
- Phát hiện vấn đề: Học sinh cần phân tích được tình huống có vấn đề xảy ra nhằm phát hiện và trình bày vấn đề rõ ràng.
- Nội dung giải quyết vấn đề: học sinh sẽ tìm ra các phương án để giải quyết vấn đề và chọn ra phương án tối ưu nhất.
- Giải quyết vấn đề: Từ những phương án được ra, học sinh sẽ so sánh, phân tích và đánh giá phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

3.Nghiên cứu trường hợp

Phương pháp này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với dạy học, phương pháp này học sinh sẽ phải tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết tình huống có vấn đề đó cùng nhóm của mình.
+ Tiến trình:
- Nhận biết trường hợp vấn đề xảy ra
- Thu thập thông tin từ những tài liệu có sẵn và tự tìm kiếm
- Nghiên cứu tìm phương án giải quyết vấn đề
- Đưa ra quyết định giải quyết
- Lập luận và bảo vệ phương án
- So sánh với các phương án trong thực tế

4. Dạy học dự án

Là phương pháp người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp để tạo ra các sản phẩm học tập.
+ Có thể phân loại như sau:
- Theo chuyên môn giảng dạy
- Theo sự tham gia của người học
- Theo sự tham gia của giáo viên
- Theo thời gian
- Theo nhiệm vụ
+ Tiến trình dạy học theo dự án:
- Xác định vấn đề và mục đích của dự án
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
- Thực hiện dự án
- Trình bày dự án
- Đánh giá dự án

5.Phương pháp khám phá - WEBQUEST

Đây là phương pháp phổ biến hiện nay được áp dụng nhiều đối với sinh viên đại học, cao đẳng. Yêu cầu học sinh phải sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm bài học và tự học.
Quy trình thiết kế: 
- Chọn và giới thiệu chủ đề với yêu cầu: phù hợp với nội dung, gây hứng thú, gắn với thực tiễn, tìm được tài liệu trên mạng.
- Tìm tài liệu học tập: Đòi hỏi nhiều công sức tìm kiếm. Sau khi tìm kiếm được thông tin phải ghi rõ nguồn tìm kiếm thông tin.
- Xác định mục đích và nhiệm vụ rõ ràng, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện thiết kế.
- Thiết kế tiến trình nội dung bằng cách đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình làm việc.
- Trình bày trang web
- Tiến hành với học sinh để đánh giá và sửa chữa
- Qua việc đánh giá rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cùng với sự tham gia của học sinh.

6.Thuyết trình

Hay còn gọi là phương pháp dùng lời nói sinh động để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh tiếp nhận được.
 Cấu trúc của phương pháp: cũng tương tự như các phương pháp trên 
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp này yêu cầu cần trình bày vấn đề chính xác, rõ ràng, dễ hiểu theo một trình tự logic chặt chẽ, có tính thực tiễn cao,... Lời nói rõ ràng, trong sáng, giàu hình tượng, chuẩn xác, tốc độ, âm lượng vừa phải, hành vi, cử chỉ phù hợp. bên cạnh đó, phải biết cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đó. Sử dụng phối hợp các phương pháp khác.

7.Hỏi - đáp

Là phương pháp vấn đáp hay đàm thoại được sử dụng nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ.
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi:
- Chuẩn bị câu hỏi ban đầu bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi gồm 2 nhóm ( câu hỏi chốt, câu hỏi khái quát; câu hỏi mở rộng hay câu hỏi bổ sung).
- Xem xét sự phù hợp của các câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đặt ra với yêu cầu: câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, phù hợp với mục đích hỏi.
Trên đây là một số phương pháp dạy học đã đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình dạy học. Hi vọng bài viết sẽ củng cố thêm cho bạn một phần thông tin hữu ích nào đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay348
  • Tháng hiện tại41,016
  • Tổng lượt truy cập1,559,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây