10 trò chơi đơn giản giáo viên có thể sử dụng để dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả hơn

Thứ hai - 13/03/2017 10:07
Trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em, sử dụng game là một biện pháp hiệu quả và hữu ích nhằm tạo không khí học tập vui nhộn cũng như lôi cuốn học sinh vào bài học, góp phần cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ cho trẻ. Sau đây là 10 trò chơi đơn giản và phổ biến thường được áp dụng để dạy các kỹ năng tiếng Anh khác nhau cho trẻ em.

Dạy kĩ năng đọc

  1. Mặt nạ (Word masking)

Giáo viên sẽ che một từ trong bài đọc lại. Khi học sinh đọc mỗi câu trong bài, giáo viên cần cố gắng giúp các em tìm ra từ bị thiếu trong câu là gì. Giáo viên có thể khuyến khích các em sử dụng các gợi ý như nghĩa, âm từ vựng tương ứng ngữ pháp.

  1. Bingo- Chiến thắng (Bingo)

Học sinh sẽ lựa chọn một danh sách cho các từ vựng có trong truyện hoặc bài đọc và viết chúng vào một khung lưới gọi là bảng bingo. Giáo viên sẽ đọc tên các từ ngẫu nhiên và học sinh nối các từ vừa được đọc trong bảng Bingo của mình. Ai hoàn thành một đường thằng nối các từ trước sẽ hô Bingo. Em nào có nhiều đường thẳng Bingo nhất sẽ là người chiến thắng.

Dạy từ vựng

  1. Nhớ tranh (Remembering pictures)

Chia học sinh thành 3 hoặc 4 nhóm. Giáo viên cầm một số bức tranh liên quan đến từ vựng đã dạy ở bài trước trước và giơ lần lượt từng bức tranh lên. Các em có cơ hội để nhìn vào mỗi bức tranh khoảng 4 hoặc 5 giây. Khi giáo viên giơ tranh xong, mỗi thành viên của các nhóm sẽ lần lượt chạy lên bục giảng và chỉ viết tên của một bức tranh. Nhóm nào có nhiều câu trả lời nhất và hoàn thành nhanh nhất sẽ là người chiến thắng

  1. Chiếc ghế nóng (Hot Seat)

Giáo viên chia học sinh của mình thành 3 hoặc 4 đội và chọn mỗi nhóm 1 thành viên ngồi lên Ghế Nóng và quay mặt về phía lớp. Giáo viên viết một từ lên bảng, và một thành viên trong đội của học sinh đang ngồi trên Ghế Nóng phải diễn tả giúp đồng đội của mình đoán được ra từ vựng trên mà không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi thành viên trong các đội đều đã diễn tả từ vựng cho đồng đội ngồi trên Ghế Nóng của mình.

Trò chơi này cũng có thể áp dụng để dạy kĩ năng nói.

Dạy ngữ pháp

  1. Từ xáo trộn (Word Jumble Race)

Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ. Đặt mỗi câu đã bị cắt vào mũ, ly hoặc bất kỳ vật gì có thể chứa được và tách chúng riêng biệt. Chia lớp thành các nhóm gồm 2, 3, hoặc 4 học sinh. Các đội bây sẽ phải sắp xếp các từ trong câu của mình theo đúng thứ tự. Đội chiến thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách chính xác.

  1. Nhảy cóc (Jumping games)

Trò chơi này cần một khoảng không gian rộng chặng hạn như sân trường. Học sinh sẽ đứng thành một hàng. Giáo viên sẽ đọc một danh sách các câu hay từ liên quan đến một cấu trúc ngữ pháp đã dạy trước đó. Học sinh quyết định câu hay từ giáo viên vừa đọc đúng hay sai để nhảy lên phia trước hoặc nhảy ngược về phia sau. Em nào nhảy sai sẽ bị loại ra khỏi hàng.

Dạy kĩ năng nghe

  1. Simon says (Simon says)

Giáo viên đứng trước lớp và đóng vai Simon. Giáo viên nói “Simon says” cùng với tên của bất kỳ một hành động nào đó và diễn tả bằng cử chỉ cho dù chỉ của giáo viên có thể không đúng với tên hành động vừa nêu. Học sinh có nhiệm vụ lắng nghe và diễn tả lại hành động được nêu tên, không nên bắt chước hành động của giáo viên hoàn toàn. Em nào diễn tả sai sẽ là người thua cuộc.

  1. Truyền miệng (Word of Mouth)

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm đứng thành hàng và nói thầm với học sinh đứng đầu tiên tên một từ vựng nhất định, học sinh đó sẽ phải nói thầm từ trên cho bạn kế tiếp và tiếp tục cho đến khi em học sinh cuối cùng trong hàng đọc to từ vừa được truyền. Nếu em học sinh trên có thể phát âm từ được thì thầm chính xác, cả đội sẽ giành được 1 điểm.

Một biến thể khác của trò chơi này thay vì thì thầm thì các thành viên trong đội sẽ viết ra giấy và giơ cho bạn kế tiếp xem.

Dạy kĩ năng nói

  1. Đối mặt (Facing game)

Trò chơi này dựa trên một gameshow trên truyền hình. Học sinh đứng theo hình vòng tròn. Giáo viên sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ có vài giây để đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đã chọn. Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò chơi sẽ tiếp tục. Người thắng cuộc sẽ là em học sinh duy nhất còn lại. Trò chơi này cũng phù hợp để sử dụng trong giảng dạy từ vựng

  1. Những từ bí ẩn (Secret Words)

Trong trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một số tấm thẻ, mỗi tấm đều ghi tên một từ vựng nhất định. Học sinh được chia thành 2 nhóm và mỗi nhóm sẽ lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên để có được gợi ý liên quan đến từ vựng trong từng thẻ. Nhóm nào tìm ra từ bí ẩn trước sẽ giành 1 điểm. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành và nhóm giành số điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay443
  • Tháng hiện tại41,111
  • Tổng lượt truy cập1,559,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây