Dạy con biết vâng lời

Thứ tư - 08/03/2017 08:32
Những đứa trẻ mới biết đi thường rất bướng bỉnh, chúng luôn luôn không chịu vâng lời. Nhưng vâng lời sẽ giúp con bạn học hỏi một cách hiệu quả hơn, để ý đến những điều nguy hiểm, hòa thuận với bạn bè, thầy cô giáo và những người lớn mà trẻ cần phải tôn trọng.
Dạy con biết vâng lời

Có nhiều cách đơn giản mà bạn cần thực hiện theo một cách kiên định, sẽ dạy bé nhiều kỹ năng để biết vâng lời. Không bao giờ quá sớm để bắt đầu dạy dỗ con bạn, một đứa trẻ mới biết đi cũng như bé 5 tuổi thường không chịu vâng lời, nhưng trẻ vẫn có những kỹ năng này.

Nói theo "tầm" của trẻ

Sớm hay muộn bạn cũng nhận ra, việc la hét con to tiếng hiếm khi mang lại kết quả như mong đợi. Hãy ngồi xuống ngang tầm nhìn của con hoặc bế con bạn lên, khi đó bạn có thể nhìn vào mắt trẻ và thu hút sự chú ý. Trẻ sẽ vâng lời bạn thân tình hơn nếu bạn ngồi cạnh trẻ tại bàn ăn sáng nhắc nhở trẻ nên ăn hết phần bánh của mình, hoặc ngồi trên giường của trẻ vào buổi tối nói với trẻ rằng bạn sắp tắt đèn đi ngủ...

Thông điệp rõ ràng

Truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, đơn giản và nghiêm nghị. Con bạn sẽ lờ đi nếu bạn lặp đi lặp lại cách chán ngắt một đề tài quá lâu. Sẽ khó khăn để nhận ra giá trị của một bức thông điệp dài dòng như: "Bên ngoài thực sự lạnh, còn con gần đây lại bị bệnh, cho nên mẹ muốn con mặc áo len trước khi chúng ta đi đến cửa hàng bách hóa". Hãy nói cách khác: "Đến lúc con phải mặc áo len rồi" bé sẽ hiểu được cốt lõi vấn đề mà bạn nói dễ hơn. Và đừng diễn đạt một điều gì đó tương tự như một câu hỏi nếu con bạn thực sự không có lựa chọn. "Đến lúc leo lên ghế ngồi của con rồi!" có tác động nhiều hơn là "Leo lên ghế ngồi của con đi, đồng ý chứ?"

Làm cho đến cùng - một cách nhanh chóng

Hãy nói rõ ý bạn là gì, và đừng nên hăm dọa - hoặc hứa hẹn - vì đôi khi bạn sẽ không thực hiện được. Bạn đừng nói dông dài: "Con cần uống chút sữa vào giờ ăn", thay vào đó hãy cho trẻ uống nước ép sau năm phút. Hãy chắc rằng người bạn đời của bạn cũng góp phần trong những nguyên tắc của bạn và tôn trọng chúng, để không ai trong hai người làm sai ý của nhau, gây cho trẻ sự coi thường.

Thêm vào đó, hãy khiến công việc của bạn hoàn thành nhanh chóng. Bạn sẽ không bao giờ mong đợi để phải hét lên năm lần câu "Đừng chạy qua đường!" trước khi con bạn để ý đến bạn. Cũng vậy, đừng lặp đi lặp lại mà hãy thay bằng những lời chỉ dẫn đòi hỏi sự chú ý, chẳng hạn "Hãy để tách của con trên bàn". Nhẹ nhàng chỉ dẫn bàn tay con bạn đặt cái tách lên bàn, làm thế trẻ biết chính xác bạn muốn trẻ làm gì.

Củng cố thông điệp

Điều đó thường hỗ trợ nhằm củng cố lời nói của bạn bằng nhiều kiểu thông điệp khác, nhất là 

nếu bạn đang cố gắng kéo con ra khỏi những hoạt động đang làm trẻ say sưa. Hãy nói "Đến giờ đi ngủ rồi!", sau đó ra ám hiệu để trẻ có thể nhìn thấy (bật công tắc đèn ở chế độ ngủ), làm ám hiệu thân thể (đặt tay lên vai trẻ, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con ra khỏi con búp bê), hướng trẻ về phía giường, kéo chăn và vỗ nhẹ gối.

Đưa ra lời cảnh báo

Đưa cho con bạn một vài lời báo trước khi một sự thay đổi lớn xảy ra, nhất là nếu trẻ bị thu hút bởi những món đồ chơi hoặc một người bạn một cách vui vẻ. Trước khi bạn chuẩn bị rời khỏi nhà, hãy nói với trẻ "Chúng ta sắp ra ngoài, khi mẹ gọi con phải rời khỏi khuôn cát và rửa tay nhé!"

Lời chỉ dẫn thực tế

Nếu bạn bảo một đứa trẻ 2 tuổi bỏ đồ chơi của trẻ sang một bên, bé sẽ nhìn quanh phòng rồi ngơ ngác không biết làm gì. Hãy chỉ cho trẻ những việc làm thực tế, chẳng hạn: "Chúng ta hãy để những khối vàng sang một bên nhé!". Sau đó bạn thực hiện, bé sẽ bắt chước làm theo: "Tốt, bây giờ chúng ta đặt những khối màu xanh sang một bên nào"...

Thúc đẩy

Những kiểu la mắng có thể mang lại nhiều kết quả (đối với một số trẻ), nhưng không ai thích thú với phương pháp này. Hầu hết những đứa trẻ phản ứng tốt nhất khi bạn đối xử với chúng bằng tinh thần vui vẻ tự tin. Ví dụ, thi thoảng nói một giọng ngớ ngẩn hoặc một bài hát để truyền tải bức thông điệp. Bạn có thể hát "Bây giờ đã đến lúc đánh răng rồi" bằng giai điệu của "Như các anh em đánh răng 1 mình..." chẳng hạn. Nhấn mạnh những ích lợi của việc tuân theo ("Đánh răng đi rồi con có thể chọn bộ áo ngủ ưa thích của con" thay vì "Con phải đánh răng nếu không con sẽ bị sâu răng" hay "Hãy đánh răng ngay bây giờ!"). Khen trẻ khi trẻ hoàn tất việc chải răng, bằng câu "Nghe lời lắm!".

Tinh thần vui vẻ, sự yêu mến, và tin tưởng là cách sẽ khiến trẻ muốn lắng nghe bạn, vì trẻ biết bạn yêu trẻ và nghĩ rằng trẻ đặc biệt. Đây là một khía cạnh quan trọng của những chiến lược đòi hỏi sự kiên quyết kể trên. Việc đưa ra lời chỉ dạy dễ hiểu, có uy lực không có nghĩa bạn phải gắt gỏng - những thông điệp như thế có tác động mạnh hơn nhiều khi được kèm theo bởi một cái ôm chặt hoặc một nụ cười. Khi đó, con bạn sẽ hiểu rằng việc để mắt đến bạn là đáng làm.

Thái độ gương mẫu tốt

Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học sẽ là những đứa biết vâng lời hơn nếu chúng thấy bạn cũng là một người biết nghe lời. Hãy khiến điều đó trở thành thói quen lắng nghe của con bạn. Nhìn trẻ khi trẻ trò chuyện với bạn, đáp lại một cách lịch sự, và để trẻ nói xong mà không ngắt lời trẻ bất cứ khi nào có thể. Đó dường như là một đòi hỏi quá cao khi bạn đang nấu bữa cơm chiều và bé con của bạn lại hay chuyện trò, cố gắng đừng tránh trẻ hoặc quay lưng về phí trẻ trong lúc này.

Nguồn tin: web trẻ thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay942
  • Tháng hiện tại41,610
  • Tổng lượt truy cập1,560,449
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây