Dạy bé tính ngăn nắp, gọn gàng

Thứ năm - 02/03/2017 09:13
Luôn luôn bừa bộn và cần sự hướng dẫn của cha mẹ. Trẻ con là vậy đấy, chúng rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự.
Dạy bé tính ngăn nắp, gọn gàng
Rất nhiều phụ huynh đau đầu với việc dạy con tính ngăn nắp. Trẻ ở lứa tuổi biết chơi và biết bày bừa đồ chơi thường là ở giai đoạn bắt đầu có khủng hoảng lứa tuổi. Các con có ý thức cá nhân và chủ ý cao nên rất khó bảo. Nhiều cha mẹ tương tác sai đôi lúc làm con không chịu nghe lời. Vậy để dạy con tính ngăn nắp, ta hãy bắt đầu từ việc dạy trẻ chơi xong đồ chơi thì phải tự thu dọn nhé.
1. Dạy bé cất gọn đồ chơi sau khi chơi như thế nào?
Khi được bố mẹ hướng dẫn những kĩ năng chơi với đồ chơi một cách tốt nhất và học thêm được những bài học bổ ích, bé cũng cần phải biết cách cất đồ chơi ngăn nắp vào đúng nơi quy định mỗi khi chơi xong. Để đảm bảo được thói quen cất gọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi, các phụ huynh cũng như cô giáo cần phải đặt ra cho bé những quy tắc về nơi cất đồ chơi, cách cất gọn đồ chơi. Điều này giúp bé tuân thủ theo và có ý thích hình thành đức tính gọn gàng, ngăn nắp, không bừa bãi, cẩu thả và quan trọng hơn nữa là hình thành đức tính tự lập cho mỗi đứa trẻ. Dù chơi ở lớp hay ở nhà, bé luôn cần được giám sát và nhắc nhở nhẹ nhàng nếu bé quên, nó sẽ giúp cho bé làm đúng như được những gì bố mẹ và cô giáo hướng dẫn cất gọn đồ chơi và chắc chắn sẽ hình thành nên thói quen tốt này cho bé.

Sau những giờ chơi vui vẻ và bổ ích, nếu bé hiểu và thực hiện được kĩ năng cất dọn đồ chơi sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tính tự lập của bé. Ở các nước phát triển, trẻ em luôn được dạy cách tự lập trong những việc đơn giản và bản thân và việc cất dọn đồ chơi là yếu tố cơ bản được nhiều bố mẹ thực hiện cho bé. Nếu bố mẹ quá chiều chuộng và cho rằng để cất đồ chơi cho nhanh thì thường cất dọn đồ chơi cho bé. Lâu dần điều này sẽ gây cho bé tính ỷ lại và lười biếng, không có ý thức tự lập trong mọi việc. Các phụ huynh cần phải nghiêm khắc nhắc nhở con mình tự cất đồ chơi cũng như bất kì món đồ gì của bản thân mỗi khi sử dụng xong để dạy cho con tính tự lập từ nhỏ.

Nắm được những kĩ năng sử dụng đồ chơi đúng cách và ý nghĩa sẽ giúp các bé phát triển toàn diện một cách tối đa và hình thành nên những thói quen cũng như đức tính tốt cho bé. Để thực hiện được những điều này, cần có thời gian cùng với sự quan tâm, hướng dẫn đúng cách của bố mẹ và thầy cô để bé có thể không chỉ chơi mà còn học được những bài học và kỹ năng thật hữu ích.

2. Nguyên tắc để dạy bé tính ngăn nắp, gọn gàng
Trước tiên là: Điều nên làm khi cha mẹ dạy trẻ ngăn nắp
– Trước hết cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho chúng. Nếu bạn sống gọn gàng thì con trẻ sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng.
– Giao cho trẻ công việc phù hợp với từng lứa tuổi.
 

Bé thu dọn đồ chơi gọn gàng

– Khi trẻ được ba tuổi, cha mẹ bắt đầu dạy cho chúng tính ngăn nắp. Ở độ tuổi này, trẻ có thể xếp được gối vào góc giường, để giày lên giá.
– Khi trẻ từ bốn đến năm tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ thu xếp đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi.
– Khi trẻ lên năm tuổi, bạn khuyến khích trẻ dọn phòng, lau bàn sau khi ăn… Trước tiên, bạn nên biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể nói: “Bé cưng, hôm nay mẹ và con thi xem ai sắp xếp đồ đạc gọn gàng nhất nhé”.
– Trẻ lên sáu tuổi, bạn đề nghị chúng thu dọn đồ dùng học tập, xếp sách vở ngăn nắp trên giá sắp, dọn dẹp phòng riêng…
– Nếu trẻ không có phòng riêng, bạn hướng dẫn cho chúng làm những công việc đơn giản trong gia đình như lau bàn ghế, thay nước bình hoa…
– Giải thích cho trẻ biết những lợi ích của công việc này.
– Khen ngợi chúng khi công việc của chúng được hoàn thành tốt. Hoặc cũng có thể nhẹ nhàng khiển trách khi chúng không làm tốt hoặc làm mà lại không cẩn thận.

Và sau đó là: Những điều bạn không nên làm với con trẻ
– Nếu bạn luôn miệng càu nhàu về sự bừa bãi của trẻ, điều này không những không giúp ích gì được mà còn khiến trẻ xa cách bạn hơn.
 

– Không nên chỉ trích quá đáng khi trẻ phạm những sai lầm, vì điều này sẽ dễ làm trẻ cảm thấy bị tổn thương.
– Khi trẻ đang chơi một trò chơi nào đó, bạn không nên bắt trẻ ngưng ngay vì bạn không thể chịu nổi sự bừa bãi. Lúc này bạn chỉ nên nói với trẻ: “Con phải dọn dẹp cẩn thận khi đã chơi xong”.
– Không nên lục soát và dọn dẹp phòng của trẻ khi chúng không có nhà. Nếu phòng của trẻ quá bừa bộn, bạn hãy chờ chúng về để yêu cầu dọn dẹp.
– Khi bạn tự tiện dọn dẹp, trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đã can thiệp vào việc riêng của chúng. Điều này làm trẻ khó chịu và bất hợp tác.
– Không nên gay gắt với chồng bạn vì tính bừa bãi cẩu thả của anh ấy, vì vô tình bạn làm cho trẻ thấy bố nó cũng không ngăn nắp chẳng kém gì nó.

Chúc các bố mẹ sau khi đọc bài viết này sẽ thành công trong việc tạo cho con tính ngăn nắp, gọn gàng nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay366
  • Tháng hiện tại42,008
  • Tổng lượt truy cập1,560,847
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây