Những cách thông minh để dạy trẻ về giá trị đồng tiền

Thứ tư - 22/02/2017 08:10
Tiền là một phần thiết yếu của cuộc sống, và không bao giờ là quá sớm khi dạy trẻ giá trị của đồng tiền cũng như tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Trẻ sẽ được trang bị kiến thức để chi tiêu một cách hợp lý khi trưởng thành. Học tập những nguyên tắc của việc chịu trách nhiệm khi giữ tiền, chúng ta nên cho trẻ nhiều cơ hội để tiến bộ khi trưởng thành. Đó chính là lí do tại sao điều này lại quan trọng như vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được trau dồi sự quý trọng với đồng tiền
Những cách thông minh để dạy trẻ về giá trị đồng tiền

Dạy trẻ chi tiêu trong khả năng

Khi trẻ yêu cầu được mua cho một món đồ chơi đắt tiền, dù bạn có khả năng chi trả cho món hàng đó nhưng đừng cố làm cho chúng vui bằng cách chiều chuộng mà hãy mạnh dạn từ chối bằng câu nói “ba hoặc mẹ không đủ khả năng chi trả cho món đồ mà con thích”. Bằng cách làm như vậy, trẻ sẽ không bao giờ yêu cầu những món đồ đắt tiền như thế một lần nữa.

Hãy để trẻ một lần mắc sai lầm trong việc tự mua sắm

Ngay cả khi bạn chắc rằng con bạn sẽ lãng phí tiền vào món đồ chơi mà chúng sẽ mau chán nhưng vẫn để cho chúng mua một lần. Vì sau khi lãng phí tiền bạc vào món đồ chơi mà chỉ sử dụng một hoặc hai lần, trẻ sẽ nhận ra được sự nuối tiếc. Điều này sẽ dạy cho chúng một bài học lâu dài. 

Dẫn trẻ đi mua sắm cùng

Đi mua sắm một mình đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều lần khi dẫn theo con nhỏ nhưng bạn nên dắt trẻ theo. Điều này sẽ giúp chúng học tập được rất nhiều từ việc đưa ra những lựa chọn hợp lý cho đến việc tìm kiếm những mặt hàng giảm giá. Ngoài ra, chúng cũng học được cách cân nhắc giữa việc lựa chọn những vật dùng nào cần thiết và không cần thiết.

Khuyến khích trẻ thiết lập mục tiêu mua sắm

Dạy cho trẻ cách tiết kiệm tiền để mua được những món đồ có giá trị lớn ví dụ như một món đồ chơi đặc biệt với giá hơi đắt. Thiết lập mục tiêu giúp cho trẻ học cách trì hoãn sự khao khát và thực hành tốt việc tiết kiệm.

Dạy trẻ nhiều phương pháp tiết kiệm tiền

Thay vì sử dụng heo đất, bạn có thể sử dụng một thùng nhựa trong giúp trẻ dễ dàng quan sát được sự tăng trưởng của khoản tiết kiệm. Bên cạnh đó, chúng có thể trang trí thùng tiền theo ý thích riêng của mình.

Tránh xem các quảng cáo trên TV

Các chương trình quảng cáo, thậm chí là những quảng cáo được phát trong chương trình thiếu nhi sẽ có tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ nên hạn chế con em mình xem những chương trình quảng cáo, đặc biệt là những chương trình thương mại tự do.
 

Dạy trẻ giá trị của đồng tiền trên những kiến thức Toán học cơ bản

Trẻ bắt đầu đến lớp và học những kiến thức cơ bản của Toán. Trẻ được dạy về tiền và có những bài luyện tập bổ ích thông qua các trò chơi về tiền ở nhà hoặc tải về trên máy tính/máy tính bảng. Theo cách này, trẻ sẽ học được tiền thực tế được sử dụng như thế nào.
 

Cho trẻ tự mua sắm

Hãy cho trẻ một khoản tiền riêng khi cùng cha mẹ đi mua sắm. Sau đó bạn có thể quan sát thái độ của trẻ đối với chi tiêu. Nếu trẻ muốn tiêu nhiều hơn số tiền được cho, hãy đưa ra lời khuyên để con tiết kiệm nhiều hơn và kiên nhẫn hơn. Giáo dục trẻ về cách chi tiêu hợp lý và giải thích những ưu tiên khi mua sắm. Hãy nhớ nhắc nhở trẻ vào cuối ngày, điều quan trọng nhất là trẻ có thể mua những gì trẻ muốn, bởi vì trẻ đã có thể tiết kiệm tiền trong các ống heo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay888
  • Tháng hiện tại33,982
  • Tổng lượt truy cập1,302,590
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây