Giúp con xây dựng tính tự giác và trách nhiệm

Thứ hai - 06/03/2017 10:21
Trẻ thơ như tờ giấy trắng, giấy sạch đẹp hay nhàu nát phụ thuộc hoàn toàn vào nghệ thuật nuôi nấng, vun bồi của cha mẹ, thầy cô, trường lớp và cả môi trường mà trẻ sinh sống. Trong đó việc vun trồng tính tự giác và trách nhiệm là một trong những tiêu chí quan trọng để bé bước vào đời.
Giúp con xây dựng tính tự giác và trách nhiệm
Đức tính này đòi hỏi một quá trình đào tạo, trui rèn thật bài bản, nhẫn nại và khéo léo từ phía gia đình lẫn xã hội ngay từ khi con trẻ chập chững nhận thức mọi điều xung quanh chúng. Vậy làm thế nào để xây dựng được sự tự giác và trách nhiệm trong con trẻ? Công việc này nói dễ cũng không hẳn, mà nói khó cũng không ngoa, bởi điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và khả năng giáo dục con trẻ của mỗi gia đình.

Tính tự giác phải qua dạy dỗ, rèn luyện mà thành

Điển hình như cách nuôi dạy con trẻ của gia đình chị Thu và chị Mộng. Bằng tuổi nhau, học cùng trường, nhà cạnh nhau, đặc biệt bé Minh (con chị Thu) và bé Hoàng (con chị Mộng) đều nắm giữ vị trí quý tử độc tôn trong gia đình. Thế nhưng bé Hoàng có vẻ trưởng thành, trách nhiệm hơn bé Minh rất nhiều trong cách sống. Dù đã lên 9, ấy thế mà bé Minh chưa bao giờ biết tự giác thu dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong, chưa khi nào tự ngồi vào bàn học mà không có sự kèm cặp của mẹ, thậm chí ngay cả việc vệ sinh các nhân cũng phải đợi cha mẹ nhắc nhở mỗi ngày. Bởi từ nhỏ đến lớn Minh được xem là cậu quý tử của gia đình, tất cả mọi thứ đều được cha mẹ và người giúp việc đi theo trải thảm, như thế thì làm thế nào mà sự tự giác trong bé có cơ hội hình thành, và một khi đã không có sự tự giác thì làm thế nào có thể tồn tại 2 chữ trách nhiệm trong con trẻ.

Trong khi đó bé Hoàng lại sớm có ý thức trong việc học tập, biết cùng mẹ lau nhà, , cùng ba chăm sóc hoa kiểng, biết tiết kiệm tiền ăn quà bằng con heo đất để giúp đỡ các bạn nghèo khó mỗi khi nhà trường vận động quyên góp… Đó cũng chính là thành quả, niềm tự hào, hạnh phúc vô bờ bến mà anh chị Mộng có được sau bao nhiêu năm đặt mọi tâm huyết dạy dỗ bé Hoàng chỉ với mong muốn bé là người sống có trách nhiệm với chính mình, gia đình và xã hội. Qua câu chuyện của bé Minh và Hoàng, chúng ta thấy rằng, việc hình thành tính cách trong 2 bé hoàn toàn phụ thuộc vào cách dạy dỗ của cha mẹ, bởi tính tự giác không phải đứa trẻ nào cũng có, cũng như không phải có sẵn mà phải qua dạy dỗ, rèn luyện mà thành.

Giúp con làm chủ bản thân

Xây dựng tính tự giác trong con trẻ để rèn luyện cho con trẻ đức tính sống có trách nhiệm với chính mình, gia đình và xã hội. Thế nhưng đừng để đợi đến khi con trẻ lớn mới bắt đầu dạy vì từ 2-5 tuổi là khoảng thời gian trẻ hình thành nhân cách sống. Các bậc cha mẹ nên bắt đầu quá trình này bằng việc hình thành cho con thói quen ăn, ngủ, vui chơi, học tập đúng giờ giấc. Ở độ tuổi này trẻ thường bắt chướt và tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Vì vậy khi ở nhà các bậc cha mẹ nên giải thích một cách đơn giản để con hiểu và nhận thức được cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái gì tốt, cái gì xấu. Đặc biệt, để trẻ có thể hình thành được thói quen tốt, cha mẹ nên nhắc đi nhắc lại những điều mà con trẻ phải làm mỗi ngày, theo thời gian, những việc bé được nhắc nhở thực hiện mỗi ngày sẽ trở thành thói quen của trẻ. Khi đã trở thành thói quen thì bé sẽ tự giác làm mọi thứ mà không cần đến sự nhắc nhở từ người khác.

Bên cạnh việc hình thành thói quen cho trẻ để trẻ sớm có ý thức tự giác, các bậc cha mẹ cũng nên rèn luyện đức tính trách nhiệm cho trẻ thông qua việc giao nhiệm vụ cho trẻ. Sau đó để trẻ tự quyết định cách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoặc có thể đưa ra những gợi ý để trẻ có những lựa chọn riêng, điều này sẽ dạy cho con trẻ đức tính trách nhiệm đối với quyết định của chính mình, đồng thời cũng giúp trẻ trở nên độc lập hơn.

Ngoài ra việc cùng con lên kế hoạch hằng ngày, hằng tuần cũng là cách giúp con biết cách tự lập kế hoạch trong cuộc sống, đồng thời sẽ kích thích tính tự giác và tự chủ trong trẻ. Việc cùng lên kế hoạch với con trẻ đơn giản chỉ là những cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ, chẳng hạn như: “Hôm nay con sẽ làm gì nhỉ?”, “Việc hôm qua con hứa với mẹ là gì nhỉ?”

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên la mắng trẻ hay tỏ ra không bằng lòng, thất vọng mỗi khi trẻ làm chưa tốt nhiệm vụ bạn giao mà hãy tỏ ra thông hiểu và hướng dẫn cho trẻ biết nên làm thế nào cho đúng. Có như vậy trẻ mới cảm thấy được quan tâm, được tôn trọng, đặc biệt giúp trẻ thấy được cái sai để rồi để trẻ tự thấy được bổn phận và chịu trách nhiệm với những việc mà trẻ đã làm. Ngược lại hãy khen ngợi khi trẻ làm tốt việc gì đó, điều này sẽ tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ phát huy đức tính tự giác và trách nhiệm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay932
  • Tháng hiện tại41,600
  • Tổng lượt truy cập1,560,439
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây