Hãy dạy con biết yêu thương và lớn lên một cách tự tin mạnh mẽ

Thứ tư - 11/09/2019 16:30
Cha mẹ luôn muốn con trưởng thành một cách hạnh phúc và thành công. Cha mẹ luôn dõi theo những khó khăn con gặp phải, họ sẽ ở bên cạnh để giúp đỡ, cho lời khuyên… Nhưng trên tất cả, các bậc cha mẹ nên để con tự đứng trên đôi chân và tự tin vào bản thân mình.
Hãy dạy con biết yêu thương và lớn lên một cách tự tin mạnh mẽ

Chúng ta đều mong con mình sẽ trở thành một người can đảm, có thể tự vượt qua những thách thức trong cuộc sống, tự tin vào vẻ đẹp và trí tuệ của bản thân mình và trên tất cả, con phải trưởng thành một cách kiên cường và mạnh mẽ.

Để trẻ có thể lớn lên theo cách đó, các bậc cha mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để giáo dục, làm gương và làm điểm tựa cho trẻ.

1. Hãy để trẻ là chính mình

Mỗi người sẽ có một cá tính riêng biệt, không có một khuôn khổ nào áp đặt lên cá tính của trẻ. Bạn chỉ có thể đưa ra lời khuyên để giúp trẻ biết được mình nên làm điều gì, để trẻ biết những gì nên làm và không nên làm. Trẻ cần được tự do để lớn lên, trở thành bất kỳ hình mẫu nào mà chúng thích, và được theo đuổi ước mơ của chính mình. Chỉ cần những điều đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức thì cha mẹ nên ủng hộ quyết định của con.
                   
treboi
               

2. Giúp trẻ tự tin với bản thân

Hãy dành cho trẻ những lời khen, không chỉ là những lời khen về ngoại hình mà cả lời khen về vẻ đẹp trong tâm hồn, từ sự tốt bụng hay thông minh của trẻ… Khi trẻ được nghe về những nét đẹp tâm hồn, đặc biệt là khi còn nhỏ thì sẽ có một tác động tích cực lên sự phát triển của trẻ. Chúng ta cũng nên nói với trẻ về những tấm gương người tài giỏi trong cuộc sống, đó chính là con đường gián tiếp giúp con định hướng được bản thân mình trong tương lai.

Tuy nhiên tự tin khác với tự cao, bạn cũng cần cho trẻ biết rằng vẻ đẹp của con, trí tuệ của con không phải là tất cả những gì con có thể dành cho thế giới này mà còn có cả sự tử tế, biết suy nghĩ đến những người xung quanh.

Một cơ thể khỏe mạnh cũng mang đến sức mạnh và sự tự tin ở trẻ. Hãy cùng trẻ tập thể thao thường xuyên, nuôi dưỡng cơ thể với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không ai có thể tự tin với một cơ thể ốm đau bệnh tật chứ đừng nói đến sự mạnh mẽ. Thế nên chăm sóc thể chất tốt cho trẻ cũng sẽ giúp con tự tin hơn.
3. Học cách cho đi chứ không chỉ nhận lại
       

treem
              Một người mạnh mẽ là một người có quan điểm riêng và biết được mình có khả năng giúp đỡ những người khác. Hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động tình nguyện để trẻ biết được rằng con có sức mạnh để thay đổi thế giới xung quanh mình.
            Giáo dục trẻ biết chia sẻ từ nhỏ, để con biết rằng “cho đi” cũng là một loại hạnh phúc.
   

4. Mạnh mẽ không phải là kìm nén cảm xúc

Hãy để con khóc và sống thực với cảm xúc của mình, không chỉ vì muốn bản thân trở nên mạnh mẽ mà phải giả vờ là mọi thứ đều tốt. Giúp trẻ hiểu được sức mạnh là sự thành thật với chính mình mặc dù sẽ có những khi con phải trải qua khó khăn nhưng hãy dạy con kiên cường vượt qua.

Có lúc sự mạnh mẽ cũng không hoàn toàn là điều đúng đắn, sự mạnh mẽ đôi khi sẽ làm tổn thương những người xung quanh và bản thân mình. Sức mạnh thực sự đến từ việc nhận ra rằng tha thứ và bao dung chính chìa khóa để mang lại sự tốt đẹp trong cuộc sống.
  5. Hãy để trẻ tự đối diện với thử thách
 

buc tuong leo nui

Xây dựng sự tự tin không phải là việc làm trong 1 hay 2 ngày. Trong cuộc đời, con sẽ gặp với vô vàn những thử thách, thậm chí có những chướng ngại vật tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng con buộc phải đối diện, nếu con thất bại thì phải đứng lên để tiếp tục với những thử thách và những cuộc phiêu lưu mới.

Chúng ta hẳn là sẽ muốn đến bên và giúp đỡ con vượt qua những thử thách. Muốn làm sợi dây kéo lên mỗi khi con nản lòng, muốn nhắc nhở những đứa bé khác ở sân chơi không được bắt nạt con, muốn đưa ra những gợi ý cho câu đố mà con đang vò đầu bứt tai tìm kiếm… Nhưng một khi bạn giúp con làm tất cả mọi thức, thì đồng nghĩa với việc đã dạy trẻ rằng ‘con không có khả năng thực hiện’.

Hãy để trẻ lớn lên và biết rằng mình là người có khả năng. Hãy luôn luôn ở bên cạnh, dõi theo những khó khăn con gặp phải, nhưng hãy để cho trẻ tự đối diện với thử thách và vượt qua nó.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay642
  • Tháng hiện tại32,272
  • Tổng lượt truy cập1,300,880
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây