9 bí quyết giúp con chăm học hơn dành cho quý phụ huynh

Thứ tư - 30/10/2019 08:55
Làm sao để các con chăm học học hơn? Con lười học có lẽ đã trở thành một trong những vấn đề khiến không ít phụ huynh nhức đầu, làm sao để không cần đến đòn roi hay quát mắng mà con tự giác chăm học tập?

Nếu quý phụ huynh đang có cùng những nỗi lo như vậy, thì bài viết này có thể là một gợi ý tuyệt vời.
9 bí quyết giúp con chăm học hơn dành cho quý phụ huynh

1. Không nên đặt quá nhiều mục tiêu khiến trẻ bị áp lực

Hãy chấp nhận lực học của con bạn, mỗi bé đều có một tốc độ phát triển khác nhau, việc bố mẹ thường xuyên so sánh khả năng của con với những bé khác, đặt mục tiêu con phải là người đứng đầu sẽ khiến con rơi vào trạng thái căng thẳng và sợ hãi vì không đáp ứng được sự mong mỏi của bố mẹ. Vì vậy, thay vì ép buộc con, bố mẹ hãy chấp nhận và để con một cách tự nhiên. Điều này rất quan trọng, vì sẽ tạo tâm lý thoải mái cho con, con nhận thức được bản thân và chăm học hơn.
 

2. Để bé tự do phát huy năng khiếu 

Nếu bé sớm tỏ ra có năng khiếu về hội họa, thể thao hay âm nhạc, đừng ngần ngại để bé phát triển năng lực của mình, động viên thật nhiều để bé tiến bộ. Nếu con được làm những gì con thích, con sẽ nỗ lực hơn để thực hiện điều mà con thích thú và chăm chỉ theo đuổi. Vừa học vừa chơi đối với trẻ, bao giờ cũng luôn hào hứng!

Bố mẹ nên giúp con phát hiện ra lĩnh vực nào bé quan tâm nhiều nhất. Ðối với những đứa trẻ quá đặc biệt, nếu không được hướng vào phát triển khả năng, bé sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ thích ngồi xem ti vi hoặc chơi đùa suốt ngày mà thôi. Hãy tìm hiểu những bí quyết học tốt nhất cho trẻ

3. Tìm hiểu khó khăn của con là gì?

Bạn nên đặt những câu hỏi như tại sao con không làm bài tập về nhà? Tại sao con không muốn đi cắm trại? Tại sao con không thích môn toán?... Có thể phía sau sự ương ngạnh đó là rất nhiều nguyên nhân: khi đi học bé hay bị bạn bè chọc ghẹo, bé không thích thầy cô, hoặc bé thấy khó khăn khi học môn toán…
 

treem

Bạn cũng nên hỏi cảm nhận của con về góc học tập. “Con muốn bàn học màu gì?” “Con muốn kệ sách như thế nào?”… hãy đưa cho trẻ một vài hình ảnh về góc học tập đẹp nhất và để con lựa chọn.

Ngoài ra, môi trường học tập của con cũng rất quan trọng, ví dụ như bàn học ở vị trí quá ồn, nhiều người qua lại, hoặc nhiều bụi bẩn. Chắc chắn rằng, được học trong môi trường mới con sẽ chăm học hơn đấy.

4. Chăm chỉ dành thời gian nói chuyện với con

Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn hẳn sẽ rất uể oải nhưng hãy dành một ít thời gian nói chuyện với con về cảm giác của bạn, hãy kể cho con nghe những chuyện vui vẻ trong công việc, có thể là kinh nghiệm học tập cho con. Nói với con những suy nghĩ của bạn để bé tự tư duy, tự động viên mình học tập chăm chỉ giống như bố, mẹ.

5. Quan tâm và khen ngợi con

Khi con có thành tích tốt, bố mẹ nên động viên khen ngợi con, tuy nhiên đừng nên dừng lại ở những lời động viên kiểu “giỏi lắm” hay “tốt lắm”, bạn nên hỏi con chi tiết về thành tích mà con đạt được, ví dụ con có đạt điểm tốt môn Văn, hãy hỏi cụ thể răng: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, làm sao con lại liên tưởng đến nó vậy?” con sẽ thấy bạn quan tâm đến những hoạt động của bé như thế nào, và sẽ cố gắng hơn trong những lần sau đó. Những trẻ chăm học Văn, có thể con còn sáng tác thơ, viết tập làm văn nữa đấy!

6. Dành cho con những phần thưởng bất ngờ

Trên lý thuyết, việc học tập được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của con đối với bản thân và gia đình, tuy nhiên, trên thực tế bé sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng con một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ bé rồi.
 

7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì bé thích

Chăm học không có nghĩ là con ngày nào cũng phải ngồi lỳ trên bàn học. Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu được cha mẹ quan tâm và khuyến khích, tuy nhiên trẻ cũng cần thời gian để có thể đạt được sự tiến bộ đó. Con cũng sẽ cảm thấy thật tuyệt khi thỉnh thoảng được tự do làm những gì mình thích. Nếu người lớn tự do với thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc để nạp lại năng lượng chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt thì trẻ cũng vậy.

8. Học cùng con

Có rất nhiều phụ huynh không mấy khi để ý đến chuyện học hành của con, không biết chương trình học của con là gì. Khi gặp khó ở nhà, con không biết hỏi ai. Vậy giai đoạn học sinh tiểu học, bố mẹ có thể học cùng con, theo dõi bài học và bài tập trên lớp để hỗ trợ khi cần thiết. Có bố,mẹ ngồi cạnh, con cũng sẽ chăm chỉ hơn, tự giác học, không bị thiếu tập trung trong lúc học.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,062
  • Tháng hiện tại19,922
  • Tổng lượt truy cập1,585,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây