Theo số liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ đánh nhau cả trong và ngoài lớp học. Vấn nạn này đã để lại những hậu quả đau lòng cho xã hội và gây ảnh hưởng nặng nề tới cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Những vụ bạo lực học đường do trẻ gây ra hay là nạn nhân một phần là do thiếu kĩ năng trước những hoàn cảnh bạo lực cụ thể. Vì vậy, để bảo vệ trẻ khỏi vấn nạn nghiêm trọng này, trẻ cần được trang bị những kĩ năng cần thiết.
Cũng như các tệ nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu đặc trưng tiềm ẩn hoặc biểu hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa học sinh với nhau. Cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu tiền bạo lực như nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay,…, những dấu hiệu này đều là những nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực học đường. Nếu trẻ được trang bị những kĩ năng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường, trẻ sẽ biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách hành xử.
Gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm, tạo điều kiện hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng – sai, tốt – xấu.
Nhờ đó trẻ biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp nhận. Trong các vụ bạo lực học đường, trẻ có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ lĩnh, gấu nhí, nhưng cả hai đều gánh chịu tổn thương về sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách.
Khi trẻ nhận định, phân tích, trẻ cũng biết được gây ra bạo lực học đường là hành vi xấu, không được xã hội chấp nhận, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
Trẻ nên được khuyến khích tham gia vào những hội bạn, nhóm bạn khác nhau như nhóm học tiếng Anh, nhóm học tập, nhóm bạn chơi thân,…để vừa khuyến khích con có động lực học tập vừa là công cụ hiệu quả để phòng chống bạo lực học đường. Duy trì và phát triển sự thân thiện các mối quan hệ bạn bè giúp trẻ tương tác một cách tích cực với những người xung quanh. Kỹ năng này cũng hướng trẻ biết chọn bạn mà chơi, cùng bạn tìm cách né những trận ẩu đả và nhờ bạn thông tin đến người khác nếu có dấu hiệu của việc gây sự, xung đột. Tránh những người bạn “trái tính, trái nết” có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực học đường.
Học sinh, đặc biệt là những học sinh khối THCS rất thích các hoạt động nhằm thiết lập mối quan hệ bạn bè.
Các em rất coi trọng tình cảm trong tình bạn, vậy nên một chút bất hòa cũng làm cho chúng “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí rơi vào trạng thái stress.
Chẳng hạn,những suy nghĩ bất mãn trong đầu như bị bạn bè sỉ nhục sẽ làm mình mất danh dự, thể diện sẽ gây ra những hành vi tiêu cực. Vì thế các bậc cha mẹ và thầy cô phải gần gũi, quan tâm, chia sẻ động viên trẻ biết vượt qua, bản lĩnh hơn để sống và học tập.
Kỹ năng này giúp học sinh cân bằng tâm lý, tránh được trạng thái nổi loạn, ẩu đả gây bạo lực, tránh được sự trầm cảm – nguy cơ cao nhất dẫn đến tự tử.
Học sinh ở giai đoạn này thường chưa ổn định về mặt cảm xúc, dễ bị xáo trộn và kích động dẫn đến “làm càn”, hoặc bị trầm cảm quá mức dẫn tới hành vi tiêu cực như tự tổn thương, tự sát… Học sinh nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc, không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu.
Do đó, cần dạy cho trẻ các kỹ năng kiểm soát cảm xúc bằng cách biết như hít thở sâu, đếm từ 1-10, nghĩ đến một câu chuyện hài, tìm mọi cách để hạ hỏa. Người lớn nên cùng thảo luận về các tình huống giả định, khuyến khích trẻ tự nghĩ ra cách xử lý tình huống, nếu chưa hợp lý thì giúp trẻ điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. Ngoài ra, cần khuyến khích các buổi diễn tập bằng lời nói và hành động, đóng vai theo chủ đề các cảnh bạo, hướng dẫn thực hành, trình diễn để có thể nhận thức rõ hơn về cách tình huống này trong cuộc sống, từ đó có những điều chỉnh hành vi tích cực.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành: 13/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành: 31/01/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Chúng tôi trên mạng xã hội