Biện pháp thiết thực giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

Thứ năm - 21/05/2020 09:45
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.
Biện pháp thiết thực giáo dục học sinh bảo vệ môi trường
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác…
Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. 
hocsinh
Học sinh lớp 3/7 trồng hoa mười giờ

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng, giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh.

 

Trong thực tế dạy học, nhiều biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh  đã được giáo viên lớp 5 thực hiện  có hiệu quả.

Bao gồm: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể; trồng cây xanh tại lớp;  vệ sinh lớp, công trình măng non.
 

moitruong3
  
  • Lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học:

    Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học : Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Địa lý, … và gắn  vào từng bài cụ thể.

    Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở  lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.

    Chương trình môn khoa học; địa lý  có thể giúp học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

    Môn Tiếng Việt, có thể lồng ghép giáo dục môi trường qua các bài có nội dung về lòng yêu quê hương đất nước, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp; ở môn Mĩ thuật có thể cho học sinh vẽ tranh về môi trường, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường…

    Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt, giáo viên khối 5 đã đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả.

  • Giáo dục bảo vệ môi trường qua các hoạt động tập thể:

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả.

Phong trào thi đua trang trí lớp học; làm sạch đẹp trường, lớp tại mỗi lớp  đã đưa  trường; lớp trở thành một môi trường xanh- sạch- đẹp.
 

Ngoài ra, thông qua các tiết sinh hoạt cuối giờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội, các nội dung bài học giúp học sinh hiểu biết về giáo dục môi trường được các giáo viên tổ chức hết sức đa dạng với các nội dung và hình thức rất phong phú và phù hợp với các em học sinh.

Thông qua cuộc thi “ Tái chế sản phẩm” , các giáo viên cũng đã tổ chức cho các em học sinh  thực hiện  làm  các sản phẩm tái chế từ hộp sữa đã uống, ống hút, thùng giấy… Qua đó đã giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa.
 

hocsinh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay725
  • Tháng hiện tại29,020
  • Tổng lượt truy cập1,297,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây